Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt trong đoạn trích: Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong... ai ngờ thị về thật. Từ đó nhận xét về giá trị hiện thực của tác phẩm.

Đề bài: Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người vợ nhặt trong đoạn trích sau:

…Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói:

- Điêu! Người thế mà điêu!

Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.

- Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.

À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười:

- Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.

- Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.

Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.

- Đấy, muốn ăn gì thì ăn.

Hắn vỗ vỗ vào túi:

- Rích bố cu, hở!

Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:

- Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì.

Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:

- Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.

Hắn cười:

- Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.

Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật…”

(Trích Vợ nhặt- Kim Lân, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2007, tr.26-27)

Từ đó, anh/chị nhận xét về giá trị hiện thực của tác phẩm.

Bài làm

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả: Là một trong những cây bút truyện ngắn tài năng 

- Giới thiệu về tác phẩm: Tiền thân là một chương trong tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”, vì mất bản thảo sau đó dựa vào cốt truyện viết nên 

- Giới thiệu về đoạn trích (trích lược) là nạn nhân cái đói, luôn tìm cách vượt qua cái đói hướng đến sự sống

2. Thân bài

a) Khái quát về người vợ nhặt

- Dáng vẻ bên ngoài:

+ Lần đầu gặp, nghe câu hò của Trang, Thị vui vẻ giúp đỡ. Đây là dáng vẻ của sự trẻ trung, hồn nhiên

+ Lần thứ hai, thị xuất hiện với ngoại hình "rách quá": "áo quần tả tơi, gầy sọp, chỉ còn thấy hai con mắt"

=> Sự biến đổi vẻ ngoài cho thấy chính cái đói đã tàn phá thân hình con người 

- Tính cách bên trong:

+ Thị sưng sỉa mắng "Điêu! Người thế mà điêu!", trách "leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt"

+ Trơ trẽn khi từ chối ăn trầu, muốn ăn thứ giá trị hơn "có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu"

+ Gạt bỏ lòng tự trọng, sự e thẹn ở một người phụ nữ "Hai con mắt trũng hoáy tức thì sáng lên", "Ừ ăn thì ăn sợ gì", "ngồi sà xuống ăn thật"

+ Cách ăn thô tục "cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì", "cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở" => Đây là cách ăn của một người đang ở trong tận cùng của cái đói

=> Cái đói khổ không chỉ làm biến dạng ngoại hình mà còn làm thay đổi cả nhân cách con người, đáng thương hơn đáng trách.

- Sự liều lĩnh, bất chấp nhưng ẩn sâu bên trong là khát vọng sống 

+ Chỉ một câu nói đùa của Tràng "có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về"

+ Thị trở nên liều lĩnh "ai ngờ thị về thật"

=> Hành động cho thấy đỉnh cao nhất bi kịch con người phải gạt bỏ lòng danh dự chỉ vì miếng ăn => Thể hiện khao khát sống mãnh liệt, không muốn phải chịu cảnh đầu đường xó chợ

c) Nhận xét giá trị hiện thực của tác phẩm

- Tái hiện chân thực đến ám ảnh bức tranh hiện thực của nạn đói 1945

- Giá trị của con người  trở nên rẻ mạt vì cái đói nhưng đáng thương hơn đáng trách, sâu thẳm là khát khao sống mãnh liệt, niềm tin về tương lai

- Cách diễn đạt đa chiều. Chiều rộng, cái đói bao trùm cả không gian và thời gian. Chiều sâu, cái đói khiến con người biến dạng về nhân hình, nhân cách

3. Kết bài

- Khái quát lại hình ảnh người vợ nhặt, chính cái đói khiến người ta liều nhưng ẩn sâu bên trong là phẩm chất tốt đẹp của họ; qua đó thấy rõ giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của Kim lân

Gia Sư Hocmai360
29/5/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question