Cảm nhận về đoạn thơ “Mình đi, có nhớ những ngày…” Từ đó, nhận xét đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu

Hướng dẫn “Cảm nhận về đoạn thơ: “Mình đi, có nhớ những ngày…”.Từ đó, nhận xét đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu” đầy đủ và chi tiết nhất, chúc các em học tốt môn Ngữ Văn

Đề bài: Cảm nhận về đoạn thơ “Mình đi, có nhớ những ngày…”. Từ đó, nhận xét đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.

“- Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già.

Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Mình về, còn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?”

(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.110)

Dàn ý Cảm nhận về đoạn thơ “Mình đi, có nhớ những ngày…”. Từ đó, nhận xét đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu

a. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả Quang Dũng: Là lá cờ đầu của cách mạng Việt Nam. Ông đã từng tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ và sau đó trở thành một nhà văn chuyên nghiệp

– Các tác phẩm của Quang Dũng thường xoay quanh những chủ đề về tình yêu, tuổi trẻ, chiến tranh và nghệ thuật

– Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là bài thơ “Tây Tiến”, một tác phẩm mang tính biểu tượng của văn học Việt Nam

b. Thân bài:

– Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu được viết vào năm 1952, trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra ác liệt tại miền Bắc Việt Nam.

– Bài thơ được viết nhằm thể hiện sự tuyệt vọng của những người lính chiến đấu tại Việt Bắc, khi họ phải đối mặt với sự tàn ác của quân thù, với khó khăn, gian khổ và tử thần.

=> Bài thơ cũng mang thông điệp của sự đoàn kết, của tinh thần chiến đấu kiên cường của những người lính

* Cảm nhận về đoạn thơ trên:

– “Mình đi, có nhớ những ngày…đậm đà lòng son”: Lời của người ở lại

+ Kỉ niệm đó là những thứ không thể phai nhạt trong tâm trí mỗi người.

+ “Miếng cơm chấm muối” là biểu tượng của sự kiên trì và sự chịu đựng trong hoàn cảnh đói khát và cùng với đó, hình ảnh “máu chảy thành sông” lại gợi lên những cảm xúc mãnh liệt về tình yêu nước.

=> Những hình ảnh này tạo nên một sự đối xứng tuyệt vời trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, tạo nên một tinh thần đoàn kết và chiến đấu đến cùng để bảo vệ đất nước khỏi những kẻ thù xâm lược.

– “Mình về…cây đa”: Lời của người ra đi

+Thể hiện tình cảm nhớ nơi quê hương, ký ức về thời kháng chiến chống Nhật Bản.

+ Nhớ về ề các địa danh quen thuộc trong cuộc kháng chiến như Tân Trào, Hồng Thái và mái đình cây đa.

+ Câu “Mình đi, mình có nhớ mình” có thể hiện sự lãng quên một phần về quá khứ khi đi đến nơi xa lạ, nhưng vẫn giữ trong lòng những kỷ niệm và tình cảm đối với quê hương và dân tộc.

c. Kết bài:

* Nội dung:

– Đoạn thơ này thể hiện tâm trạng hoài niệm của tác giả về quá khứ đầy kháng chiến, ký ức về những người anh hùng, những trận đánh, và những nơi đã trở thành biểu tượng cho sự đoàn kết và chiến thắng của đồng bào Việt Nam.

– Tác giả đề cao những phẩm chất cách mạng cao đẹp của quân dân ta, khẳng định sự thủy chung và sự kiên trì của người cán bộ, chiến sĩ trong kháng chiến chống lại giặc ngoại xâm.

* Nghệ thuật:

+ Những câu thơ lục bát trau chuốt biến thành những lời đối thoại và cả độc thoại nội tâm, mở ra thế giới cảm xúc phong phú của chủ thể trữ tình.

+ Giọng thơ, ngôn ngữ, nhịp điệu cùng bộc lộ cảm xúc nhớ thương day dứt khiến đoạn thơ giống như một lời hát giao duyên rất đầm thắm, thiết tha.

* Nhận xét về đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu:

“Tố Hữu là một nhà thơ lớn. Cả cuộc đời ông gắn bó với cách mạng. Tố Hữu nhìn cách mạng bằng con mắt lãng mạn của một thi sĩ. Thơ ông dường như chỉ có một giọng. Đó là giọng hát tưng bừng ca ngợi cách mạng. Đọc ông trong bất cứ hoàn cảnh và tâm trạng nào, ta cũng thấy phấn chấn, náo nức như đi trẩy hội”. – Trần Đăng Khoa

– Phong cách của nhà thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị

– Sử dụng những từ ngữ tinh tế, đem lại cho người đọc cảm giác sống động và chân thực.

– Tác phẩm của ông thường tập trung vào những vấn đề xã hội, nhân văn, góp phần lan tỏa những giá trị đạo đức, văn hóa cho người đọc.

– Đoạn thơ thể hiện tình cảm thủy chung son sắt giữ người ra đi và người ở lại. Đó là tình cảm gắn bó sâu nặng của người cán bộ cách mạng về xuôi với Việt Bắc.

– Tính dân tộc đậm đà của thơ Tố Hữu cũng được thể hiện thành công trong đoạn thơ từ cách sử dụng ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật đến thể thơ lục bát truyền thống.

Bài văn cảm nhận về đoạn thơ “Mình đi, có nhớ những ngày…”. và nhận xét đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu

Tố Hữu được coi là lá cờ đầu của cách mạng Việt Nam, ông là nhà kiệt xuất ở nhiều lĩnh vực khác nhau, ở Tố Hữu ông luôn đặt lợi ích chung, nghĩ cho vận mệnh của đất nước để hoạt động cách mạng, không chỉ trên chiến trường kháng chiến, Tố Hữu còn dùng tài năng nghệ thuật, ngòi bút của mình để sáng tác thơ ca, văn chương phục vụ cách mạng. Chính bởi vì vậy, thơ Tố Hữu giàu tính trữ tình chính trị – đó cũng chính là phong cách thơ của ông. Tác phẩm nổi bật nhất phong cách thơ ấn tượng đó của Tố Hữu là bài thơ Việt Bắc – được ví như khúc ca tâm tình của người Việt Bắc và các cán bộ lãnh đạo kháng chiến. Trong đó, nổi bật lên là đoạn thơ khắc họa nỗi lòng sâu sắc, tình nghĩa ân tình thủy chung của nhà thơ với mảnh đất Việt Bắc thân yêu:

“Mình đi, có nhớ những ngày

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?”

Việt Bắc được sáng tác bởi ngòi bút của Tố Hữu vào năm 1954 khi Trung ương Đảng và các cán bộ cốt lõi của cách mạng Việt Nam tạm biệt mảnh đất Việt Bắc về thủ đô Hà Nội, những ngày tháng đấu tranh gian khổ tạm thời khép lại, thay vào đó là những ngày tháng hoài niệm, nhớ nhung mảnh đất Việt Bắc và con người nơi đó, một khung cảnh với tâm trạng buồn lâng lâng, những lưu luyến kỉ niệm bịn rịn giữa người đi – kẻ ở.

Mở đầu đoạn thơ là hàng loạt câu hỏi rất ngọt ngào, chứa nhiều những cảm xúc dâng trào, sự yêu thương và nhớ nhung vô thời hạn của ngày tháng đấu tranh chiến đấu đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta:

“Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”

Đoạn thơ này cho ta thấy được tâm trạng của người ở dành cho người ra đi, tất cả như một câu hỏi, hỏi rằng có còn nhớ đến nơi này hay không, có nhớ mảnh đất Việt Bắc, những kỉ niệm ngày tháng chiến đấu gian khổ, về thời tiết, mưa nguồn, những ngày lũ lụt sương mù bao phủ trên khắp núi rừng, nhớ chiến khu nơi sống và chiến đấu đầy cực khổ, những bữa ăn thiếu thốn nhưng vô cùng giản dị, chỉ có miếng cơm chấm với muối nhưng họ không hề nhụt chí, tâm lí bảo vệ tổ quốc, mang trên mình sứ mệnh của cả dân tộc là giành lại độc lập và sự ấm no cho nhân dân, đó là mục tiêu cao nhất của mỗi chiến sẽ và là mục tiêu hàng đầu của đất nước lúc bấy giò.  Để cho người ở lại hỏi là vì nhà thơ muốn khơi gợi lại những ngày kháng chiến gian khổ. Nhớ thiên nhiên Việt Bắc “mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù”, câu thơ đã đặc tả được cảnh thiên nhiên hoang sơ, thời tiết khắc nghiệt nơi núi rừng Việt Bắc. Tuy khung cảnh có chút ảm đạm nhưng vẫn mang đậm chất trữ tình, thơ mộng, phóng khoáng và hùng vĩ.

Tiếp mạch cảm xúc, vẫn là những lời hỏi của Việt Bắc nhưng ẩn chứa trong vần thơ lại là lời bộc bạch tâm sự của người ở lại, bày tỏ tình cảm lưu luyến với cán bộ về xuôi:

“Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già”

Những câu thơ tiếp theo của Tố Hữu thật đáng để cho con người phải suy nghĩa, “nhớ ai” ai ở đây là câu nói của người ở lại dành cho người ra đi, nhấn mạnh nỗi buồn, thương nhớ, tình cảm thắm thiết vô cùng tình cảm thủy chung của nhân dân Việt Bắc giành cho các cán bộ chiến sĩ của ta. Họ đi rồi núi rừng nhớ họ, cảnh vật và con người nơi đây thiếu đi hình bóng họ, giờ đây chỉ còn là những kỉ niệm mãi in sâu trong tâm chí. Những món ăn dân giã của mảnh đất Tây Bắc, trám, măng đều đã già không còn bóng dáng những người lính đi hái trám bẻ măng. Nỗi buồn da diết và đầm ấm vô cùng những kỉ niệm đẹp đó.

Nhân dân Việt Bắc vẫn tiếp tục hỏi, nhưng ở đoạn thơ này lời hỏi được nhấn mạnh hơn, thể hiện cụ thể và rõ ràng hơn: “Cán Bộ về xuôi có nhớ cảnh vật Việt Bắc, con người Việt Bắc, nhớ những năm tháng cùng nhau kháng chiến hay không?”

“Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Mình về, có nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh.”

Từ đầu đến giờ, tác giả chỉ tập chung khắc họa nỗi nhớ của người ở lại giành cho người ra đi, họ lo rằng các chiến sĩ về với Hà Nội sẽ quên nơi này, quên những kỉ niệm gắn bó. Ngoài ra, nhân dân Việt Bắc còn muốn biết thêm rằng: Cán bộ về xuôi có nhớ núi non, nhớ thiên nhiên Việt Bắc hùng vĩ hay không? Có nhớ khoảng thời gian cùng nhau “kháng Nhật, thuở còn Việt Minh hay không”? Chính nghĩa tình của đồng bào Việt Bắc đối với bộ đội, với Cách Mạng; sự đồng cảm cùng san sẻ mọi gian khổ, niềm vui, cùng gánh vác nhiệm vụ nặng nề, khó khăn làm cho Việt Bắc – quê hương của cách mạng, cội nguồn nuôi dưỡng cho cách mạng – càng thêm ngời sáng trong tâm trí nhà thơ nói riêng và trong lòng người đọc nói chung.

Cuối đoạn thơ một hình ảnh hiện lên cũng rất đỗi thiêng liêng và đáng quý, một hình ảnh tràn đầy kỉ niệm mỗi khi nhắc lại với các địa danh lịch sử:

“Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa.”

Nhắc đến đây, tác giả muốn nói đến những kỉ niệm đã trải qua cùng với các địa danh lịch sử với những chiến thắng vang dội, hay những ngày tháng cùng nhau nghĩ cách, chiến lược để dành thắng lợi cho dân tộc. Ta đặt ra một vấn đề có tính thời sự, sợ rằng mọi người sẽ ngủ quên trên chiến thắng, quên đi quá khứ hào hùng của mình, thậm chí sẽ phản bội lại lý tưởng cao đẹp của bản thân. Nhà thơ Tố Hữu đã hình dung trước được diễn biến tâm lý của con người sau chiến thắng, đây quả là câu thơ mang tính trừu tượng và triết lý sâu sắc.

Chỉ với mười hai câu thơ trong khổ 3 của bài Việt Bắc, Tố Hữu đã đưa ta vào thế giới của hoài niệm và kỉ niệm, vào một thế giới êm ái, ngọt ngào, du dương của tình nghĩa cách mạng. “Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc” của Tố Hữu đã góp phần tạo nên sự thành công cho bài Việt Bắc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *