Cảm nhận về đoạn thơ: Mình về mình có nhớ ta… Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. Từ đó, nhận xét về tính dân tộc được thể hiện trong đoạn thơ.

Đề bài: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau đây:

Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

(Theo Ngữ văn 12 – Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr.109)

Từ đó, nhận xét về tính dân tộc được thể hiện trong đoạn thơ.

Bài làm

1. Mở bài

– Giới thiệu tác phẩm: Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu là bản tình ca kết tinh đậm đà ý nghĩa truyền thống ân nghĩa, đạo lý thuỷ chung dân tộc

– Giới thiệu đoạn thơ: Là khúc hát chia tay nhưng bịn rịn, da diết, đậm sâu ân tình giữa người Việt Bắc và các cán bộ kháng chiến về xuôi.

2. Thân bài

a) Phân tích 4 câu thơ đầu

– Cách xưng hô “mình – ta”: Thể hiện sự mộc mạc, gần gũi, gắn bó của cặp trai gái

=> Sử dụng để nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó giữa cán bộ kháng chiến và nhân dân Việt Bắc

– Câu hỏi tu từ “Mình về mình có nhớ ta”, “mình về mình có nhớ không”: Thể hiện nỗi băn khoăn, trăn trở của người ở lại trong buổi chia tay.

=> Dò hỏi kín đáo, gợi nhắc nhớ những kỉ niệm gắn bó, nghĩa tình

– Thời gian “mười lăm năm ấy ” (1940-1954): Thời gian hoạt động cách mạng kháng chiến chống Pháp

–  Không gian “cây-núi”; “sông-nguồn”: Gợi nhắc đến không gian đặc trưng của núi rừng Việt Bắc, đây cũng là vùng căn cứ hoạt động cách mạng.

=> Thời gian và không gian đều mang tính gắn bó keo sơn, ý nghĩa giữa cán bộ kháng chiến với nhân dân Việt Bắc.

b) Phân tích 4 câu sau

– Đại từ phiếm chỉ  “ai”: Tạo sự mơ hồ, mông lung trong nỗi nhớ.

– Những từ láy “tha thiết”, “bâng khuâng, “bồn chồn”: Nỗi niềm nhớ thương chi phối cả tâm tư (bâng khuâng trong dạ), hành động (bồn chồn bước đi)

=> Luyến tiếc, bịn rịn, nửa muốn nửa ở nửa về của người đi

– Hoán dụ “Áo chàm đưa buổi phân ly”: Con người Việt Bắc tuy còn nghèo khó nhưng mà giàu tình thân ái, luôn mặn nồng, nghĩa tình.

– Cử chỉ “Cầm tay nhau”: Thái độ ngập ngừng, vấn vương, đầy xúc động giữa người đi kẻ ở lại

c) Nhận xét tính dân tộc

– Về nội dung: Phản ánh đậm nét tinh thần cách mạch, tình quân dân thắm thiết của dân tộc trước một thời mưa bom bão đạn khó phai mờ

– Về nghệ thuật:

+ Thể thơ lục bát

+ Sử dụng lối đối đáp giao duyên

+ Ngôn ngữ dung dị, sử dụng cặp đại từ nhân xưng “mình – ta” linh hoạt

+ Hình ảnh thơ gần gũi, nhạc điệu da diết

=> Giàu tính dân tộc, khơi dậy nhiều rung động sâu sắc cho độc giả

3. Kết bài

Đoạn thơ làm nổi bật phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu. Thể hiện  ân tình sâu sắc giữa người Việt Bắc với cáccán bộ kháng chiến về xuôi. Buổi chia tay bịn rịn, đầy tình cảm. Qua đó người đọc thấy được truyền thống đạo lí uống nước nhớ nguồn vẻ vang của dân tộc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *