Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là một bài thơ rất hay, trong đó 8 câu thơ đầu của bài Việt Bắc thể hiện tình cảm đẹp đẽ giữa bộ đội miền xuôi và người dân Việt Bắc. Dưới đây là bài viết cảm nhận về tình cảm đẹp đẽ giữa bộ đội miền xuôi và người dân Việt Bắc qua 8 câu đầu, từ đó nhận xét về tính dân tộc được thể hiện qua bài thơ.

Dàn ý Cảm nhận về tình cảm đẹp đẽ giữa bộ đội miền xuôi và người dân Việt Bắc qua 8 câu đầu, từ đó nhận xét về tính dân tộc được thể hiện qua bài thơ

a.  Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm

b. Thân bài:

– Bốn câu thơ đầu:

+ Những kỉ niệm xưa ấy vẫn còn được giữ lại

+ Khung cảnh chia li bịn rịn giữa kẻ ở và người về.

=> Khoảng thời gian gắn bó biết bao nhiêu những kỉ niệm của người dân Việt Bắc, với người lính cách mạng.

– Bốn câu thơ sau:

+ Tiếng lòng của người chiến sĩ trở về xuôi mang bao nỗi nhớ thương, bịn rịn.

+ Sự nhớ nhung không nỡ chia lìa

+ Hình ảnh người dân Việt Bắc thân thương giản dị , hiền lành và chất phác.

=> Thiên nhiên, rừng núi, mảnh đất và con người Việt Bắc với biết bao nhiêu là nghĩa tình, thủy chung.

Cảm nhận về tình cảm đẹp đẽ giữa bộ đội miền xuôi và người dân Việt Bắc qua 8 câu đầu, từ đó nhận xét về tính dân tộc được thể hiện qua bài thơ – Mẫu 1

“Tôi viết về đất nước và nhân dân của tôi như thể viết về một người phụ nữ mà tôi yêu”. Tình yêu của tôi dành cho đất nước và nhân dân là chân thành và mãnh liệt. Khúc ca trái tim tôi vang lên với tình yêu đầy hoa kết thành nghệ thuật. Từ đó, Tố Hữu đã sáng tạo ra những bài thơ đẹp tuyệt vời vang vọng mãi trong lòng người. Sau trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu và sự kiện trọng đại đó đã khơi nguồn cho bài thơ “Việt Bắc” của tôi, ca ngợi đất nước, nhân dân và Đảng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Tôi luôn gắn bó với đất nước và nhân dân bằng tình yêu và sự đam mê trọn đời”.

Tác phẩm Việt Bắc của Tố Hữu là một tác phẩm đặc sắc được viết ra vào năm 1954. Như cách mà một người yêu nhau không thể quên đi những kỷ niệm và nỗi nhớ, con người Việt Bắc cũng không thể quên được những người cách mạng đã chống lại thực dân Pháp để giành được độc lập cho đất nước. Tác phẩm Việt Bắc là một bức tranh tuyệt đẹp về sự hy sinh và tình yêu đất nước của những người anh hùng Việt Nam. Nỗi nhớ da diết của những người yêu nhau như thế nào thì nỗi nhớ của con người Việt Bắc với những người cách mạng cũng như vậy:

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”

Trong bốn câu thơ đầu, người ở lại nói với người ra đi. Tác giả bắt đầu bằng câu hỏi “Mình về mình có nhớ ta” với âm hưởng của ca dao và tình yêu. Có còn nhớ những tình cảm thiết tha, mặn nồng trong suốt khoảng thời gian mười lăm năm gắn bó. Nhìn cây còn có nhớ núi, nhìn sông còn có nhớ đến nguồn. Dù chỉ là bốn câu thơ ngắn nhưng chúng đã thể hiện sự sâu sắc và ý nghĩa của đạo lí Việt Nam truyền thống, gợi nhắc mọi người giữ gìn và phát huy. Những từ “thiết tha mặn nồng” và “ân tình” đã tôn vinh tình yêu thương và sự trung thành của nhân dân Việt Bắc với đất nước, đồng thời làm nổi bật tình cảm đong đầy nhưng cũng đầy chắc chắn của nhân vật chính. Các chữ “mình” và “nhớ” đã tạo nên sự liên kết giữa con người và quê hương, giữa tình yêu và truyền thống. Đạo lí Việt Nam truyền thống được thể hiện rõ nét trong tác phẩm Việt Bắc của Tố Hữu.

Điều mà nhà thơ muốn nhắn nhủ thông qua đó là sự quan trọng của việc giữ vững và tôn vinh nguồn gốc của mình, và nhắc nhở thế hệ sau phải nhớ về nơi sinh ra, nơi mà ta đã từng lớn lên và hình thành nên những giá trị đích thực của mình. Để từ đó, người ra đi đáp lại người ở lại bằng bốn câu thơ sau:

 “Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

Khi người ở lại đặt ra câu hỏi, người ra đi không trực tiếp trả lời mà thể hiện tình cảm lưu luyến, bịn rịn trong buổi chia tay. Câu hỏi đã tác động đến người ra đi, khiến cho họ lắng nghe tiếng nói của một người “tha thiết bên cồn”. Người đó có thể là những người đã cùng sống, làm việc, sinh hoạt với người ra đi, hoặc có thể là một người quen thuộc khác. Tiếng nói đó đậm chất ngọt ngào, thiết tha và sâu lắng, gợi lên những kỷ niệm, buổi trò chuyện tâm tình và tình cảm thân thiết giữa người ra đi và người ở lại. Điều đó khiến người ra đi bồn chồn, bâng khuâng trong dạ và rồi bước đi. Nhà thơ muốn nhắn nhủ đến thế hệ con cháu rằng họ cần hướng về gốc gác, về nơi bén rễ và về cái nôi của mình, để không quên đi những giá trị văn hóa, tình cảm thân thiết và ký ức lịch sử của dân tộc.

Bài thơ “Việt Bắc” đã khắc họa nên tinh thần và sức mạnh phi thường của dân tộc Việt, khiến cho bài thơ trở thành biểu tượng đậm nét cho tính dân tộc Việt Nam. Tinh thần ấy, sức mạnh ấy đã truyền dòng chảy trong lịch sử dân tộc Việt Nam và luôn đóng vai trò quan trọng trong tâm hồn của con người Việt Nam. Trong những thử thách lớn lao, tinh thần và sức mạnh của dân tộc lại được khẳng định mạnh mẽ hơn, cho thấy bản lĩnh và sức bền vững của một dân tộc kiên cường và đầy lòng yêu nước.

Cảm nhận về tình cảm đẹp đẽ giữa bộ đội miền xuôi và người dân Việt Bắc qua 8 câu đầu, từ đó nhận xét về tính dân tộc được thể hiện qua bài thơ – Mẫu 2

Những bản trường ca, thi ca bất hủ về chủ đề cách mạng có lẽ đã quá đỗi quen thuộc và thấm nhuần giá trị nhân văn đến mỗi con người. Mỗi thi phẩm được coi là hiện thực hóa hình ảnh của bối cảnh lịch sử, của hoàn cảnh xã hội, … đặc biệt sự gắn kết giữa người với người trong thời chiến. Tố Hữu là một trong những thi sĩ tiêu biểu cho thi ca mang âm hưởng cách mạng, những sáng tác của ông xoay quanh chủ đề về thời chiến và dấu ấn của thời chiến trong thời bình. Chắc hẳn bạn đọc sẽ không còn xa lạ với thi phẩm “Việt Bắc” – thi phẩm đưa tên tuổi của Tố Hữu đến gần hơn với mọi lứa tuổi đam mê văn học, ngoài ra thi phẩm còn đánh dấu vị trí của ông trong giới sáng tác văn chương, thi ca Việt Nam. “Việt Bắc” chiếm chọn trái tim độc giả không chỉ ở sự chân thực, tác phẩm còn chinh phục cảm xúc bởi tình cảm đẹp đẽ giữa bộ đội miền xuôi và người dân Việt Bắc, hơn hết Tố Hữu còn chúng ta thấy một Việt Nam, một dân tộc được gói gọn trong tính dân tộc của bài thơ.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng năm châu, tác giả mượn bức tranh tuyệt vời, mượn sự tự hào mà chiến thắng Điện Biên Phủ mang lại để làm nguồn cảm hứng sáng tác bài thơ. Năm 1954, ngòi bút trữ tình ấy đã tạo nên hình ảnh, vẽ nên bức tranh, xây dựng nên những cung bậc cảm xúc từ tình cảm giữa quân và dân trong thời kì kháng chiến. Tác phẩm Việt Bắc ra đời không chỉ đánh dấu cho những nỗ lực, những hi sinh của các anh hùng, thi phẩm còn là sự thổ lộ về tình cảm giữa bộ đội miền xuôi và người dân Việt Bắc. Ta có thể thấy rằng tình cảm đẹp đẽ này được tác giả vô cùng trân trọng, ông đã ấn định những tình cảm đó là sự mở đầu cho bài thơ. Tám câu thơ đầu thi phẩm “Việt Bắc” đã chinh phục người đọc về câu chuyện tình cảm giữa quân và dân:

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”

Ngay từ câu thơ đầu tiên tác giả đã thể hiện sự gần gũi xóa đi ranh giới giữa bộ đội và người dân qua cách xưng hô “mình – ta”.  Mười lăm năm khoảng thời gian trân quý ấy đã khắc sâu những kỉ niệm, lưu lại những dấu ấn khó phai đối với quân và dân. Gắn bó chừng ấy năm liệu rằng những thói quen, những sự chia sẻ giúp đỡ bởi cuộc sống hàng ngày sẽ ra sao giữa người ở lại và người ra đi? “Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”, sự chia tay ấy như thắt chặt cảm xúc của tác giả, ông dường như đã tự hỏi bản thân về tình cảm mười lăm năm gắn bó với Việt Bắc. Có lẽ rằng hình ảnh của chiến khu Việt Bắc đã in sâu trong tâm trí của ông “nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn” những liên tưởng tưởng tượng lúc này đều hướng về Việt Bắc, hướng những ngày được sinh hoạt cận kề với người dân nơi đây, liệu rằng người ra đi có nhớ, có hồi niệm về những hình ảnh thân thường này không? Bốn câu thơ tưởng chừng phức tạp nhưng giá trị cốt lõi đều mang một hình ảnh của nỗi nhớ tha thiết, tình cảm mặn nồng, chính những điều đó đã tôn vinh phẩm chất tiêu biểu của người dân Việt Bắc. Họ đã làm gì, họ đã chia sẻ, giúp đỡ với những người bộ đội miền xuôi ra sao? Để rồi khi chia tay tâm trạng và cảm xúc của người ra đi lại nuối tiếc và nhớ nhung như vậy?

Để đáp lại tình cảm của ở lại, người ra đi đã giãi bày nỗi lòng của mình qua bốn câu thơ tiếp:

“Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

Chính vì sự bày tỏ của người ở lại, người ra đi hiểu rằng đó là một trong những cảm xúc chân thực cảm xúc đầy chân tình của người ở lại. Họ không trực tiếp trả lời câu hỏi của người ở lại, thay vào đó những người bộ đội đã thể hiện sự lưu lướng, niềm nhớ thương, bịn rịn trong buổi chia tay. Thay cho lời khó nói lúc này, họ đã lắng nghe, nghe tiếng nói tha thiết tiếng nói văng vẳng bên cồn của người ở lại. Đây là tiếng nói thân quen, tiếng nói gắn liền trong suốt những năm tháng kháng chiến, sự ngọt ngào và sâu lắng đó chắc chắn sẽ mãi trong tâm trí những người ra đi. Cho đến khoảnh khác chia li người ở lại vẫn để lại ấn tượng với người ra đi bởi hình ảnh giản dị “áo chàm”, màu áo của sự lao động cần mẫn, sự giúp đỡ tận tình cho những người bộ đội trong suốt năm tháng kháng chiến. Cuối cùng họ trao nhau cái nắm tay, cái ôm ấm áp không biết bao giờ mới có lại, cảm xúc lúc này dường như đã thắt nút lời nói của đôi bên. Sự chia tay này khiến bao tâm tư tình cảm không thể giãi bày ra, sự chia tay khiến họ “chết lặng” về khẩu ngữ. Điều đó cho thấy quãng thời gian giữa người dân và bộ đội bên Việt Bắc quả thực là sự đồng hành đáng được trân trọng và ghi nhớ suốt đời. Người dân Việt Bắc và bộ đội đã cho thấy giữa một Việt Nam rộng lớn, chỉ cần là người chính trực đi đến đâu cũng là “gia đình”.

Qua tình cảm giữa giữa bộ đội miền xuôi và người dân Việt Bắc ta thấy được một Việt Nam thu nhỏ giữa khu căn cứ Việt Bắc. Một truyền thống dân tộc được thể hiện qua người ở lại và người ra đi. Bộ đội miền xuôi mang theo mình lí tưởng bảo vệ Tổ quốc, giữ vững nền độc lập dân tộc. Người dân Việt Bắc sở hữu lòng yêu thương, sự mến khách, lòng nhân nghĩa cao cả, sẵn sàng ở bên giúp đỡ các anh bộ đội miền xuôi hoàn thành mục tiêu, hoàn thành lí tưởng. Hình ảnh giàu giá trị nhân văn đó, bằng cái gẩy bút của thi sĩ đã trở thành một tấm gương dân tộc để các thế hệ noi gương và học tập.

Tác giả Tố Hữu đã đem đến cho độc giả một bài học nhân văn về tình yêu nước và tình yêu thương giữa con người với con người. Bài học này không chỉ tiếp thêm sức mạnh cho thế hệ sau, ngoài ra còn nhấn mạnh giá trị lịch sử, tính dân tộc của con người và đất nước Việt Nam qua bao đời nay. Bởi vậy là một người con đất Việt mỗi chúng ta hãy trân trọng tình cảm như cách người dân Việt Bắc và bộ đội miền xuôi dành cho nhau, ngoài ra luôn giữ cho một lòng nồng nàn yêu nước và một tinh thần dân tộc bất diệt.

By mai123

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *