Đề bài: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau. Từ đó, nhận xét về quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh thể hiện trong bài thơ.
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”
(Trích Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2011, tr.155)
Bài làm
1. Mở bài
– Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh nói về tâm trạng, tình yêu mãnh liệt của người con gái khi yêu.
– Giới thiệu đoạn trích thơ: Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ da diệt, sự thủy chung son sắt của người phụ nữ trong tình yêu
2. Thân bài
a) Nỗi nhớ của sóng luôn hướng về bờ tựa như nỗi nhớ của em luôn dành tặng cho anh
– Các động từ “dữ dội”, “dịu êm”, “ồn ào”, “lặng lẽ”: Cho thấy sóng không chỉ mang trong mình nhiều trạng thái cảm xúc tựa như tâm trạng cô gái đang yêu
– “Sóng dưới lòng sâu”: Thể hiện chiều sâu, chỉ bản thân mới hiểu mình đang cồn cào, da diết đến mức nào
– “Sóng trên mặt nước”: Thể hiện chiều rộng.
=> Trạng thái đối lập và hình thức lặp cấu trúc “Con sóng… Con sóng…”: Tạo sự trùng trùng điệp điệp của những con sóng với nhiều dạng thức
=> Tất cả tượng trưng cho tình yêu, nỗi nhớ của em dành cho anh. Đó không phải là nỗi nhớ cảm tính mà là nỗi nhớ ấy có chiều sâu lẫn chiều rộng
– Cảm thán “ôi”: Thể hiện nỗi nhớ mãnh liệt, cuồn cuộn dâng trào
– “Bờ”: Đích đến cuối cùng của sóng.
– “Ngày đêm”, “không ngủ được”: Nỗi nhớ của con sóng cồn cào đến độ bất chấp thời, không gian
– “Lòng em nhớ đến anh/Cả trong mơ còn thức”: Nỗi nhớ tình yêu tồn tại trong ý thức lẫn tiềm thức, xâm nhập vào cả cõi mơ “cả trong mơ còn thức”
=> So sánh sự tương đồng giữa sóng (hiện tượng thiên nhiên) và em (chủ thể, trạng thái con người). Nếu như sóng nhớ bờ thì em nhớ anh=> Đó chính là quy luật muôn đời của tình yêu.
b) Tiếng lòng thủy chung của người phụ nữ trong tình yêu
– Từ ngữ chỉ sự đối lập “Xuôi” –“ngược”, “Bắc” –“Nam”: Gợi lên sự gian nan, vất vả cần phải trải qua trong tình yêu=> Là một lời nhắn nhủ, dù ở bất cứ đâu trái tim người con gái chỉ có và hướng về một phương duy nhất, đó là “phương anh”.
=> Ca ngợi tấm lòng thủy chung của người phụ nữ trong tình yêu, đồng thời khẳng định giá trị nhân văn cao đẹp trong thơ Xuân Quỳnh.
c) Nhận xét về quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh
– Thể hiện quan niệm tình yêu mang tính chất truyền thống đắm thắm, thủy chung nhưng cũng kín đáo, tinh tế. Đó là biện pháp ẩn dụ khi mượn hình ảnh con “sóng” để nói lên nỗi lòng tình yêu.
– Thể hiện quan niệm mới mẻ hiện đại của nhà thơ về tình yêu. Đó là một tình yêu với nhiều cung bậc phong phú, đa dạng
3. Kết bài
Hình tượng “sóng” là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Xuân Quỳnh. Đoạn thơ bộc lộ những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ trong tình yêu. Qua đó cho thấy, Xuân Quỳnh đã góp một hơi thở độc đáo về thơ ca cho thi đàn hiện đại Việt Nam.