Cảm nhận bài thơ Ngõ xưa của Nguyễn Văn Song

Ngõ xưa là một trong những bài thơ hay viết về quê hương của nhà thơ Nguyễn Văn Song. Bài thơ là những hình ảnh bình dị, thân quen nơi con ngõ thơ ấu của nhà thơ, cũng là cảnh chúng ta thấy ở bất cứ làng quê nào. Cùng Cảm nhận bài thơ Ngõ xưa của Nguyễn Văn Song để thấy được vẻ đẹp của tác phẩm nhé.


Dàn ý cảm nhận bài thơ Ngõ xưa của Nguyễn Văn Song

1, Mở bài.

- Giới thiệu bài thơ Ngõ xưa của Nguyễn Văn Song.

- Những ấn tượng và cảm nhận chung về bài thơ.

2, Thân bài.

- Cảm nhận về chủ đề quen thuộc của bài thơ.

- Những hình ảnh bình dị, thân quen nhưng có sức gợi rất lạ lùng: ngõ xưa, búi tre, rặng xoan, quả duối, những buổi chăn trâu cắt cỏ với đám bạn.

- Tình cảm gắn bó tha thiết, những kỷ niệm ngọt ngào không thể nào quên với ngõ xưa, với quê hương.

- Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, ngôn ngữ giàu sức gợi.

3, Kết bài.

- Khẳng định cảm nhận về bài thơ.

- Liên hệ, mở rộng.


Cảm nhận bài thơ Ngõ xưa của Nguyễn Văn Song

Quê hương đất nước luôn là đề tài muôn thuở trong thơ ca Việt Nam qua các thời kỳ. Ca ngợi quê hương có biết bao vần thơ hay và bài thơ Ngõ xưa của Nguyễn Văn Song cũng nằm trong mạch cảm hứng đó. Với những hình ảnh vô cùng bình dị, gần gũi, bài thơ đã vẽ lên một ký ức ngọt ngào của những ngày xa xưa. Qua đó nhắc nhở chúng ta hãy trân trọng những năm tháng êm đẹp, những thứ đã đi mà không bao giờ trở lại.

Ngõ xưa được đăng trên báo Văn nghệ quân đội xuất bản ngày 2/10/2019. Bài thơ khá gần gũi với thế hệ các bạn học sinh hiện nay. Ngôn từ, hình ảnh dung dị, quen thuộc, dễ tiếp cận với đông đảo độc giả trẻ.  Bài thơ lấy cảm hứng từ con ngõ xưa, đó là con ngõ quen thuộc của bất ức làng quê nào Việt Nam nào. Nơi con ngõ ấy đã chứng kiến biết bao kỷ niệm vui buồn của thời thơ ấu, con ngõ ấy cũng là nơi nhà thơ trưởng thành. Sau này dù khôn lớn, nhớ về con ngõ xưa, cả bầu trời ký ức hiện ra chân thật đến từng chi tiết:

Ta về ngõ của ta xưa

Tìm tre cong ngọn nắng mưa xạc xào

Óng vàng quả duối bờ ao

Rặng xoan rộn tiếng chào mào tìm nhau

“Ta về ngõ của ta xưa” đại từ xưng hô ta kết hợp với ngõ của ta như nhấn mạnh đó là một con ngõ thân quen, là một miền ký ức sâu thẳm chỉ có trong tâm tưởng của nhà thơ. Về thăm ngõ xưa nhà thơ tìm gì? Đó là những thứ giản dị, thân quen lắm đó là ngọn tre có nắng mưa xào xạc, đó là quả duối vàng rộm ở bờ ao, đó là rặng xoan rộn rã tiếng chim chào. mào. Những hình ảnh thân quen gắn với ký ức tuổi thơ ngọt ngào. Cũng từ đó mà bao nhiêu kỷ niệm với cảnh và người ở quê hương hiện ra, mới đây thôi mà đã là trong quá khứ:

Cảm nhận bài thơ Ngõ xưa của Nguyễn Văn Song

Bạn bè cắt cỏ chăn trâu

Chia nhau một củ khoai màu than rơm

Nắm ngô rang hạt vàng ươm

Có gì nhắn nhủ mà thơm đến giờ?

Trong miền ký ức ngọt ngào của nhà thơ kỷ niệm không chỉ có với cảnh làng quê, nơi ngõ xưa mà còn với con người nơi đây. Đó là lũ bạn cùng trang lứa “cắt cỏ chăn trâu” chia nhau những thức quà giản dị, dân giã của tuổi thơ là củ khoai, nắm ngô. Tuy là những thứ giản dị, không đáng giá nhưng đó là tình cảm và sự gắn bó đầy yêu thương của chúng bạn. Có lẽ vì thế mùi của khoai nướng, mùi của ngô rang vẫn còn thơm đậm mãi đến bây giờ.

Trong ký ức của nhà thơ nơi ngõ xưa còn có những cô bác hàng xóm, những người nghĩa tình với tấm lòng thơm thảo, nghĩa tình trước sau như một

Bà Năm tóc trắng phạc phờ

Con đi chinh chiến, còn chờ nữa không?

Chị Tâm sao chẳng lấy chồng

Đợi gì cây bưởi trổ bông trắng vườn?

Khổ thơ có thoáng chút ngậm ngùi với số phận của những con người làng quê. Là bà Năm đã bạc mái tóc trắng vì chờ đợi con đi lính chưa về, là chị Tâm vò võ mối tình với người lính ở ngoài biên cương. Những câu thơ đã gợi lên những hình ảnh người phụ nữ Việt Nam kiên nhẫn, hy sinh, chung thuỷ thật đáng quý.

Không thể thiếu trong ký ức là cha mẹ của nhà thơ, hình ảnh người cha hiện lên thấp thoáng trong nỗi nhớ, hoà lẫn trong ký ức mờ nhoè và cả mùi khói rơm cay nồng “Cha ra đồng sớm không về/ Rạ rơm cay khói ngõ quê mịt mùng”. Cảnh đốt rơm khô ngoài đồng cay nhè trong mắt là những kỷ niệm không thể quên với nhà thơ.

Để rồi sau này khi đã đi xa rồi trở về ngõ xưa đã không còn nữa, thay vào đó là những tưởng cao ngăn lối xóm. Cảnh đã thay đổi, người cũng không còn, nhà thơ bần thần tìm lại ngõ xưa “còn nghe tiếng vọng bần thần ngõ xưa”.

Bài thơ đã gợi ra một không gian ngõ xưa của làng quê Việt Nam. Với những hình ảnh quen thuộc, bình dị như bờ tre, bụi chuối, cảnh đi làm đồng của người quê. Qua những hình ảnh đó chúng ta thấy một tấm lòng tha thiết với quê hương và một chút hoài niệm tiếc nuối với tuổi thơ êm đềm đã mãi xa.

Vũ Hồng Nhung
27/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question