Các dạng đề nghị luận văn học thi THPT? Dàn ý chung các dạng đề

Nghị luận văn học là cách mà người viết sử dụng các lập luận và nhận xét để truyền đạt ý kiến của mình về một vấn đề trong một tác phẩm văn học. Hiểu được các dạng đề, cách phân tích sẽ giúp bạn dễ dàng làm bài, tránh bị hiểu sai vấn đề mà bài yêu cầu. Hãy cùng tham khảo bảy dạng đề thường được yêu cầu dưới đây


Các dạng đề nghị luận văn học

Nghị luận văn học thường có 7 dạng đề thường gặp:


Dạng 1: Nghị luận (phân tích, cảm nhận,…) về một đoạn trích, truyện ngắn

Ví dụ:

1/ Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nêu cảm nhận của anh/ chị về đoạn trích sau:
“ Bà lão cúi đầu nín lặng….nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.”

2/ Phân tích đoạn trích “Phải nhiều thế kỉ qua đi…giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…” trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông

3/ Phân tích văn bản "Tiếng chim kêu" của nhà văn Thạch Lam

4/ Phân tích truyện Trái tim Đan - Kô

5/ Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng sông Hương trong đoạn “Từ đây, như đã tìm đúng đường về,…”. Từ đó, bình luận ngắn về cái “tôi” tài hoa, uyên bác của Hoàng Phủ Ngọc Tường.


Dạng 2: Nghị luận (phân tích, cảm nhận,…) về một đoạn thơ, bài thơ

Ví dụ:

1/ Cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc( Tố Hữu) qua đoạn trích dưới đây:
“Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ ai đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

2/ Cảm nhận về đoạn thơ “Mình đi, có nhớ những ngày…” Từ đó, nhận xét đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.

3/ Phân tích bài thơ Nỗi niềm tương tư

4/ Phân tích đoạn “Ta với mình, mình với ta..” trong tác phẩm Việt Bắc. Từ đó nhận xét sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và chất chính trị trong thơ Tố Hữu.

Các dạng đề nghị luận văn học thi THPT? Dàn ý chung các dạng đề

Dạng 3: Nghị luận về một tình huống truyện

Ví dụ:

1/ Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn “Vợ Nhặt” của Kim Lân

2/ Phân tích đánh giá nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong tác phẩm Báo hiếu trả nghĩa mẹ (Nguyễn Công Hoan)


Dạng 4: Nghị luận (phân tích, cảm nhận,…) về nhân vật trong truyện, thơ

Ví dụ:

1/ Cảm nhận về nhân vật Tràng sau khi có vợ qua tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân

2/ Nghị luận cảm nhận về hình ảnh của người mẹ trong bài Nắng mới

3/ Cảm nghĩ của em về nhân vật Minh trong câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn

4/ Phân tích nhân vật Hộ trong Đời thừa của Nam Cao

5/ Cảm nhận về nhân vật thần Lửa A Nhi

6/ Nghị luận phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa


Dạng 5: So sánh 2 tác phẩm văn học

Ví dụ: Vẻ đẹp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)


Dạng 6: Bàn luận về một ý kiến hay nhận định văn học

Ví dụ: Có ý kiến cho rằng: “Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người”. Từ việc phân tích tình huống truyện của tác phẩm Vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.


Dạng 7: Nghị luận 2 ý kiến bàn về văn học

Ví dụ: Về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp.Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.


Dàn ý chung cho từng dạng nghị luận văn học


Dàn ý nghị luận (phân tích, cảm nhận,…) về một đoạn trích

Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu đoạn trích (vị trí của đoạn trích trong tác phẩm, nội dung chính của đoạn trích)

- Giới thiệu vấn đề phụ (nếu có)

Thân bài:

- Khái quát tác giả (quan niệm sáng tác, phong cách nghệ thuật,…)

- Khái quát tác phẩm (nguồn gốc xuất sứ, hoàn cảnh sang tác, nhan đề -> những tác phẩm có nhân đề hay như “Vợ Nhặt”)

- Phân tích đoạn trích đã cho

- Liên hệ với một chi tiết trong chính tác phẩm nếu có

- Đánh giá vấn đề phụ (nếu có) bằng đoạn riêng

- Đánh giá nội dung, nghệ thuật

Kết bài:

- Đánh giá vị trí của tác giả, tác phẩm trong văn đàn Việt Nam

- Nhấn mạnh vấn đề nghị luận

- Liên hệ với thời đại


Dàn ý nghị luận (phân tích, cảm nhận,…) về một đoạn thơ

Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu đoạn thơ (vị trí của đoạn thơ trong tác phẩm, nội dung chính của đoạn thơ)

- Giới thiệu vấn đề phụ (nếu có)

- Trích đoạn thơ (ngắn thì trích hết, dài có thể trích câu đầu…câu cuối)

Thân bài:

- Khái quát tác giả (quan niệm sang tác, phong cách nghệ thuật,…)

- Khái quát tác phẩm (nguồn gốc xuất sứ, hoàn cảnh sang tác,…)

- Phân tích đoạn thơ đã cho

Có 2 cách phân tích theo từng dạng đề, bài cho

- Cách 1: Phân tích theo cách bổ ngang (phân tích từng câu, từng khổ, nếu là thơ Đường luật thì phân tích theo từng cặp đề- thực- luận- kết, thơ tứ tuyệt thì chia theo cấu trúc khai- thừa- chuyển- hợp)

- Cách 2: phân tích theo cách bổ dọc: (phân tích theo hình tượng, theo nội dung, hình ảnh xuyên suốt bài thơ. Phân chia thành các luận điểm, chia nhỏ các nội dung để cảm nhận)

- Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật

Nêu giá trị của tác phẩm lúc ra đời và hiện nay

Kết bài:

- Phát biểu cảm nghĩ, ấn tượng sâu sắc về đoạn thơ

- Rút ra bài học tư tưởng, tình cảm,…


Dàn ý nghị luận về một tình huống truyện

Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nêu vấn đề cần nghị luận

Thân bài:

- Khái quát tác giả (quan niệm sang tác, phong cách nghệ thuật,…)

- Khái quát tác phẩm (nguồn gốc xuất sứ, hoàn cảnh sang tác, nhan đề -> những tác phẩm có nhân đề hay như “Vợ Nhặt”)

- Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống, ý nghĩa của tình huống

- Ví dụ: chia bài thành nhiều tình huống ( tình huống 1…. Có ý nghĩa gì đối với tác phẩm, tình huống 2…)
Bình luận về giá trị của tình huống: có ý nghĩa như thế nào với tác phẩm, với tác giả và với đời sống

Kết bài:

- Đánh giá ý nghĩa của tình huống đối với sự thành công của tác phẩm

- Cảm nhận của bản thân về tình huống


Dàn ý nghị luận (phân tích, cảm nhận,…) về nhân vật trong truyện

Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu nhân vật cần phân tích

- Giới thiệu vấn đề phụ (nếu có)

Thân bài:

- Khái quát tác giả ( quan niệm sang tác, phong cách nghệ thuật,…)

- Khái quát tác phẩm ( nguồn gốc xuất sứ, hoàn cảnh sang tác, nhan đề -> những tác phẩm có nhân đề hay như “Vợ Nhặt”

- Giới thiệu về hoàn cảnh xuất hiện nhân vật ( không gian, thời gian,…)

- Khát quát về nhân vật đó ( đén trước đoạn trích cho), những gì xẩy ra với nhân vật đến trước đoạn đề yêu cầu

- Phân tích đặc điểm nhân vật qua từng đoạn, qua các chi tiết, câu văn liên quan đến nhân vật => dùng lí lẽ phân tích nhân vật

- Nhận xét, đánh giá nhân vật (nhân vật mang đến ý nghĩa gì, tác giả muốn gửi gắm gì qua đó,…)

- Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật

Kết bài:

Khẳng định lại vai trò của nhân vật trong tác phẩm


Dàn ý So sánh 2 tác phẩm văn học

Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm của 2 tác phẩm

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

Thân bài:

- Khái quát tác giả (quan niệm sang tác, phong cách nghệ thuật,…) của 2 tác phẩm

- Khái quát tác phẩm (nguồn gốc xuất sứ, hoàn cảnh sáng tác, nhan đề,..) của 2 tác phẩm

- Giới thiệu đối tượng cần nghị luận trong tác phẩm thứ nhất

- Liên hệ đối tượng cần nghị luận trong tác phẩm 2

- So sánh 2 tác phẩm: chỉ ra sự giống và khác nhau => làm rõ yêu cầu của bài

- Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật

Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề


Dàn ý Bàn luận về một ý kiến hay nhận định văn học

Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm trong ý kiến nghị luận

- Trích dẫn nguyên văn ý kiến, nhận định vào bài

Thân bài:

- Khái quát tác giả (quan niệm sáng tác, phong cách nghệ thuật,…)

- Khái quát tác phẩm (nguồn gốc xuất sứ, hoàn cảnh sang tác, nhan đề)

- Giả thích làm rõ ý kiến, nhận định

- Bàn luần về các khía cạnh của ý kiến, nhận định

- Đưa ra ý kiến của bản thân (đồng tình hay bác bỏ)

- Đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng làm sang rõ vấn đề

- Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật

Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề (Khẳng định thái độ về ý kiến, nhận định trong đề )


Dàn ý nghị luận 2 ý kiến bàn về văn học

Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Trích dẫn nguyên văn 2 ý kiến, nhận định vào bài

Thân bài:

- Khái quát tác giả (quan niệm sáng tác, phong cách nghệ thuật,…)

- Khái quát tác phẩm (nguồn gốc xuất sứ, hoàn cảnh sang tác,…)

- Giải thích ý kiến: có 2 ý kiến, giải thích lần lượt từng ý kiến

- Xác lập luận điểm cho từng ý kiến

- Chọn dẫn chứng làm nổi bật cho ý kiến đó

- Đưa ra ý kiến của bản thân (đồng tình hay bác bỏ) và vì sao?

- Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật

Kết bài:

Đánh giá chung về vấn đề

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question