1. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

          Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

 

Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai.

Thiếp trong cảnh cửa chàng ngoài chân mây.

Trong cửa này đã đành phận thiếp,

Ngoài mây kia há kiếp chàng vay (1)?

 

Những mong cá nước vui vầy

Nào ngờ đôi ngả nước mây cách vời

Thiếp chẳng tưởng ra người chinh phụ,

Chàng há từng học lũ vương tôn (2)

 

Cớ sao cách trở nước non

Khiến người thôi sớm thôi hôm những sầu

Khách phong lưu đang chừng niên thiếu,

Sánh nhau cùng dan díu chữ duyên.

 

Nỡ nào đôi lứa thiếu niên,

Quan san để cách, hàn huyên cho đành (3)

Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu,

Hỏi ngày về nước nẻo quyên ca.

Nay quyên đã giục oanh già,

Ý nhi (4) lại gáy trước nhà líu lo.

 

Thưở đăng đồ (5) mai chưa dạn gió,

Hỏi ngày về chỉ độ đào bông,

Nay đào đã quyến gió đông,

Phù dung lại đã bên sông bơ xờ

(Theo  Đặng TrầnCôn, Đoàn Thị Điểm, Chinh phụ ngâm khúc, NXB văn    học 2002,tr.35)

     * Chú thích:

(1) Vay: tiếng đệm của câu than thở.

(2) Vương tôn: con nhà giàu sang, cũng có nghĩa là người đi chơi xa không đoái đến gia đình.

(3) Quan san, hàn huyên: ( quan: ải, san: núi, hàn: lạnh, huyên: ấm), ý nói cách trở, không biết tin tức của nhau.

(4) Ý nhi: chim én ( yến) thường làm tổ trong mái nhà.

(5) Đăng đồ: lên đường ra đi nơi xa.

    Câu 1. (0,5 điểm)  Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra đặc điểm về số chữ, số dòng của thể thơ trong khổ thơ thứ nhất?

    Câu 2. 0,5 điểm) Tâm trạng của chinh phụ nảy sinh trong hoàn cảnh nào? Nêu một chi tiết giúp em nhận biết hoàn cảnh ấy?

Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ:

Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu,

Hỏi ngày về nước nẻo quyên ca.

Nay quyên đã giục oanh già,

Ý nhi (4) lại gáy trước nhà líu lo.

 

Thưở đăng đồ (5) mai chưa dạn gió,

Hỏi ngày về chỉ độ đào bông,

Nay đào đã quyến gió đông,

Phù dung lại đã bên sông bơ xờ

 

      Câu 4. (1,0 điểm) Theo em nhan đề Chinh phụ ngâm khúc có phù hợp với nội dung tư tưởng của đoạn thơ trên không? Lý giải vì sao?

Câu 5. ( 1,0 điểm) Đoạn thơ đã gửi gắm đến người đọc những thông điệp ý nghĩa nào?

  1. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

           Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về ý kiến: Chiến tranh là tội ác ghê gớm nhất với loài người trên Trái đất.

Câu 2. (4,0 điểm)

             Viết bài văn phân tích bài thơ sau:

THƯA THẦY

         Trước ngọn thước là con đường xa tắp

   Bông hoa nào cũng có vẻ bình yên

Và em tin, qua cay đắng vẫn tin

             Những ngọn suối không làm đau bóng lá

       Đã vấp ngã, thưa thầy, nhiều vấp ngã!

Không ở đâu xa ở giữa con người

  Em bước đi hoảng hốt nghĩ về thầy

     Đời nhanh quá, vui buồn chưa kịp cũ

Đời nhanh quá, tóc thầy khói phủ

           Giáo án chông chênh bão giật đời thường

Cây trước cửa gió ở ngoài tay với

  Thầy yêu trò vật vã với văn chương

( Hữu Thỉnh, in trong Thương lượng với thời gian NXB Hội nhà văn, 2005,tr.76)

                                                                   HẾT

Ghi chú: Người coi kiểm tra không giải thích gì thêm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

UBND …………………………….              HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI VÀO 10

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                NĂM HỌC 2024  – 2025

TRƯỜNG:…………………………………..            MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9

ĐỀ DỰ THẢO

                                                       Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

 

 

(Hướng dẫn chấm này có 05 trang)

 

I/ Hướng dẫn chung:

            – Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.

– Do đặc trưng môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.

– Căn cứ vào các mốc điểm trong hướng dẫn chấm, giáo viên cân nhắc cho điểm lẻ đến 0,25 điểm.

– Những bài làm có ý tưởng độc đáo, sáng tạo không nhất thiết phải căn cứ máy móc theo khung điểm của hướng dẫn chấm, có thể cho thêm điểm khuyến khích nhưng không quá khung  điểm quy định.       `

– Trường hợp bài làm có nội dung tốt, song trình bày, chữ viết cẩu thả, bôi xoá … thì giáo viên trừ điểm theo các mức từ 0,25 điểm đến 1,0 điểm.

– Trên đây là những yêu cầu có tính định hướng nên giáo viên cần tôn trọng những nhận thức cá nhân của học sinh, cần trao đổi thống nhất cách cho điểm cho phù hợp với thực tế bài  làm của học sinh.

II/ Hướng dẫn chấm và thang điểm

Phần Câu/ý Nội dung Điểm
ĐỌC HIỂU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1  – Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ song thất lục bát.

–  Đặc điểm về số chữ, số dòng của thể thơ trong đoạn thơ thứ nhất:

+ Khổ thơ gồm 4 dòng thơ.

+ Gồm một cặp lục bát và một cặp thất ngôn

0,5 điểm

 

2  – Tâm trạng của người chinh phụ nảy sinh trong hoàn cảnh: hai vợ chồng xa cách vì người chồng đi chinh chiến nơi xa lâu chưa có tin tức gì.

– Chi tiết giúp em nhận biết hoàn cảnh ấy: Thiếp trong cảnh cửa chàng ngoài chân mây/ Nào ngờ đôi ngả nước mây cách vời/ Cớ sao cách trở nước non/..

0,5 điểm

 

3  Biện pháp điệp ngữ được sử dụng đoạn thơ: Thuở…chưa…Hỏi ngày về…nay…Tác dụng:

– Tạo liên kết, tạo nhịp điệu tha thiết, khắc khoải cho lời thơ, làm cho lời thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi hình gợi cảm, tăng hiệu quả diễn đạt.

1,0 điểm

 

4 – Theo em nhan đề Chinh phụ ngâm khúc rất phù hợp với nội dung tư tưởng của đoạn thơ trên. Lý giải:

+ Nhan đề được hiểu là: Khúc ngâm của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến ở xa.

+ Nội dung tư tưởng của đoạn thơ là: diễn tả nỗi buồn của người chinh phụ do chiến tranh mà phải xa cách chồng, không có tin tức của chồng, nàng phải sống trong cô đơn, sầu nhớ, lo lắng.

1,0 điểm

 

5 – Đoạn thơ đã gửi gắm đến người đọc những thông điệp ý nghĩa

+ Đồng cảm với số phận bi kịch, đáng thương của con người ( người phụ nữ) trong xã hội cũ.

+ Lên án tố cáo chiến tranh phi nghĩa khiến con người phải hứng chịu biết bao nỗi buồn khổ, mất mát.

+ Yêu quý, trân trọng và có ý thức gìn giữ cuộc sống hòa bình mà mình đang có.

1,0 điểm
LÀM VĂN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

a. Về hình thức:

– Đảm bảo dấu hiệu nhận biết đoạn văn.

– Đúng cấu trúc đoạn nghị luận.

– Các câu trong đoạn liên kết chặt chẽ; trình bày sạch đẹp không sai chính tả, ngữ pháp.

– Đảm bảo số câu quy định.

0,25 điểm

 

 

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nói về tội ác của chiến tranh, có ý kiến cho rằng Chiến tranh là tội ác ghê gớm nhất với loài người trên Trái đất. 0,25 điểm

 

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt  phương thức nghị luận. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản phải hướng vào nội dung nghị luận đã xác định .

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Nói về tội ác của chiến tranh, có ý kiến cho rằng Chiến tranh là tội ác ghê gớm nhất với loài người trên Trái đất.

– Giải thích:

+  Chiến tranh là hoạt động đấu tranh của các nước, các giai cấp, các lực lượng chính trị

– Bàn luận và dẫn chứng:

+ Vì sao chiến tranh là tội ác?

+ Ở thế kỉ XX, dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với hai cuộc chiến tranh xâm lược là kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

[Học sinh cần lấy dẫn chứng phân tích để làm sáng tỏ vấn đề]

– Bài học nhận thức:

+ Phê phán những tổ chức, cá nhân, những nguyên nhân gây ra chiến tranh.

– Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

1,0 điểm

 

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có cảm nghĩ riêng về vấn đề. 0,25 điểm
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25 điểm
2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn học:

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài giới thiệu vấn đề; phần Thân bài giới thiệu vài nét về tác giả, khái quát nội dung bài thơ, phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ ; phần Kết bài ý nghĩa bài thơ với bản thân.

0,5 điểm

 

 

 

 

b. Xác định đúng vấn đề   0,5 điểm
c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác  để triển khai các luận điểm:

– Khái quát chung

– Phân tích, đánh giá đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

– Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ, ý nghĩa của bài thơ với người viết.

4,0 điểm

 

 

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ, phân tích tốt. 0,5 điểm

 

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,5 điểm
  Tổng điểm 10,0 điểm

 

                                                                   HẾT

By Thầy đồ dạy Văn

Xin chào! Tôi là Thầy Đồ, một người dạy văn với niềm đam mê sâu sắc dành cho ngôn ngữ và văn học Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, tôi đã giúp nhiều thế hệ học sinh yêu thích và đạt thành tích cao trong môn Văn học. Tốt nghiệp từ Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi luôn nỗ lực nâng cao trình độ giảng dạy qua các khóa đào tạo và hội thảo chuyên môn. Ngoài việc giảng dạy, tôi còn tham gia nghiên cứu, viết báo và xuất bản sách hướng dẫn học Văn. Tại trang web này, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và cảm hứng văn học đến mọi người. Hãy cùng tôi khám phá vẻ đẹp của ngôn từ qua từng bài học và tác phẩm văn học. Chúc các bạn học tập tốt và luôn giữ niềm đam mê với môn Văn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *