1. PHẦN ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
                                         Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,
Cõi trời Nam gió thảm đìu hiu,
Bốn bề hổ thét chim kêu,
Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình.

Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước,
Chút thân tàn lần bước dặm khơi,
Trông con tầm tã châu rơi,
Con ơi con nhớ lấy lời cha khuyên.

Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định,
Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay,
Trời Nam riêng một cõi này,
Anh hùng, hiệp nữ xưa nay kém gì!

Than vận nước gặp khi biến đổi,
Để quân Minh thừa hội xâm lăng,
Bốn phương khói lửa bừng bừng,
Xiết bao thảm hoạ xương rừng máu sông!

( Trích Hai chữ nước nhà, Trần Tuấn Khải, Tinh tuyển văn học Việt nam( 1930-1945), tập 7, quyển 1, NXB Khoa học xã hội, 2004)

* Chú thích: Hai chữ nước nhà là bài thơ mở đầu tập Bút quan hoài I ( 1924), lấy đề tài lịch sử thời quân Minh xâm lược nước ta: Nguyễn Phi Khanh ( cha của Nguyễn Trãi) bị giặc bắt đem sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo, nhưng tới biên giới phía Bắc, Nguyễn Phi Khanh đã khuyên con nên quay trở về để lo tính việc trả thù nhà, đền nợ nước. Á Nam đã mượn lời nguời cha dặn dò con để gửi gắm tâm sự yêu nước của mình. Đoạn trích trên đây là phần mở đầu của bài thơ.

Câu 1(0,5 điểm): Xác định thể thơ của văn bản trên?

Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra ít nhất hai thành ngữ có trong đoạn trích?

Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích tác dụng của phép tu từ nhân hoá được sử dụng trong khổ thơ sau:

Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,
Cõi trời Nam gió thảm đìu hiu,
Bốn bề hổ thét chim kêu,
Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình.

Câu 4 (1,0 điểm): Nêu khái quát nội dung của đoạn trích trên

Câu 5 ( 1,0 điểm): Nhận xét về tâm trạng  của người cha trong đoạn trích trên.

  1. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1 ( 2,0 điểm): “Em ơi em đất nước là máu xương của mình
                                 Phải biết gắn bó và san sẻ
                                Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
                                Làm nên đất nước muôn đời” ( Đất nước – Nguyễn Khoa Điểm)

Thế hệ đi trước đã không tiếc máu xương, xả thân vì tổ quốc, là thế hê đi sau, may mắn sống trong thời bình  em và các bạn trẻ  cần phải về trách nhiệm như thế nào với đất nước. Hãy viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về vấn đề này.

Câu 2 ( 4,0 điểm): Viết bài văn phân tích cái hay của văn bản ‘Hai chữ nước nhà” – Trần Tuấn Khải trong phần ĐỌC – HIỂU trên.

 

……….HẾT……….

 

 

 

 

ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM

 

Phần Câu Nội dung Điểm
Phần  Đọc – hiểu 1 Thể thơ: song thất lục bát 0,5
2 – Các thành ngữ: hổ thét chim kêu, xương rừng máu sông 0,5
3 Phép tu từ nhân hoá: “mây sầu”, “gió thảm”

– Tác dụng:

+ Làm cho câu thơ sinh động, giàu hình ảnh, tăng giá trị biểu cảm

+ Nhấn mạnh khung cảnh đìu hiu, ảm đạm khi hai cha con phải chia li trong cảnh mất nước

+ Thể hiện sự cảm thông, thấu hiểu và xót xa của tác giả.

0,25

 

0,75

  4 – Qua đoạn trích  phần đầu Hai chữ nước nhà, tác giả đã mượn một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm vô cùng lớn để bộc lộ được tình cảm mãnh liệt với đất nước, khích lệ lòng yêu nước của đồng bào, dân tộc.

– Đoạn mở đầu là nỗi lòng người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn

0,5

 

 

0,5

  5 – Tâm trạng người cha: buồn, đau xót thể hiện qua các hình ảnh:

+ “Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước

   Chút thân tàn lần bước dặm khơi”

– Những hình ảnh ẩn dụ: nói lên nhiệt huyết yêu nước sâu thẳm cùng cảnh ngộ

=> Sự bất lực, đau khổ của người cha.

+ “Tầm tã châu rơi” → là giọt nước mắt xót thương cho con, xót thương cho mình, xót thương cho cảnh  ngộ nước mất nhà tan.

– Khuyên con trở về lo việc nước.

 Lời khuyên như lời trăng trối thiêng liêng, xúc động.

0,5

 

 

 

 

 

 

0,5

II. Phần viết 1 * Yêu cầu về  hình thức:

– Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, vận dụng tốt các thao tác lập luận kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.

– Biết cách sử dụng dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

– Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

* Về nội dung:

 Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Học sinh có thể trình bày suy nghĩ đưa ra lí lẽ riêng nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục và đảm bảo nội dung cơ bản sau:

a.Mở đoạn:
– Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghị luận: Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước.
b. Thân đoạn:
* Giải thích:
– Tuổi trẻ là giai đoạn trưởng thành , đẹp nhất, sung mãn nhất trong cuộc đời của một con người. Ở thời kỳ này, con người nuôi dưỡng đam mê, nhiệt huyết và khao

– Trách nhiệm của tuổi trẻ là công việc hay nghĩa vụ mà những người trẻ tuổi cần phải thực hiện và hoàn thành

* Trách nhiệm của tuổi trẻ:
– Có tình yêu và niềm tự hào về dân tộc, có ý thức tự lập, tự cường…

– Kế thừa và phát huy những giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống.
– Tập trung vào việc học tập, trau dồi kiến thức để tự hoàn thiện, rèn luyện sức khỏe, bồi đắp tâm hồn.
– Tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng, cống hiến cho đất nước: hiến máu nhân đạo, giữ vệ sinh môi trường, quyên góp, ủng hộ giúp đỡ người khó khăn,…

– Lên án những hành vi phi pháp…

……
* Bằng chứng về những người trẻ tuổi cống hiến cho đất nước :

– Đó là câu chuyện của đoàn viên Nguyễn Thị Thanh Bích, sinh viên Khoa Kinh doanh quốc tế, Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) hiện là Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn Trường ĐH Kinh tế. Gần 7 năm gắn bó với màu áo xanh Thanh niên, Thanh Bích đã dành tuổi trẻ của mình để cống hiến cho công tác Đoàn – Hội.

– Sinh ra trong một gia đình không mấy khá giả, cuộc sống luôn gặp nhiều khó khăn nhưng Phạm Nhật Vượng vẫn quyết trí học hành. Ông còn có niềm đam mê lớn với kinh doanh nên không ngại gian khổ để từng bước dấn chân trên thương trường. Bằng ý chí quyết tâm, ông đã biến công ty mình từ công ty thực phẩm phải vay vốn khắp nơi thành một tập đoàn có tốc độ phát triển đáng kinh ngạc như Vingroup. Tất cả nhờ những kinh nghiệm, đam mê và đặc biệt là quyết tâm cống hiến đến cùng của vị doanh nhân tài năng.

      …..
c. Kết đoạn:
– Khẳng định lại vấn đề nghị luận:

+ Tuổi trẻ cần có sức khỏe và trí tuệ để thực hiện những mục tiêu và ước mơ lớn.
+ Đây là cơ hội để phát triển đam mê, nhiệt huyết và khát khao cống hiến cho cuộc sống.

Lưu ý: HS có những lí lẽ khác, hợp lí vẫn cho điểm tối đa;  nếu viết dưới cấu trúc bài văn thu gọn trừ 0,5 điểm. Nếu không có dẫn chứng trừ 0,25 điểm

 

0,25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

  2 * Về hình thức:

+ Viết đúng hình thức của bài văn phân tích một tác phẩm thơ: có mở bài, thân bài, kết bài.

+ Bài văn có dung lượng đáp ứng yêu cầu, trình bày sạch đẹp không sai chính tả , diễn đạt trôi chảy.

0,25

By Thầy đồ dạy Văn

Xin chào! Tôi là Thầy Đồ, một người dạy văn với niềm đam mê sâu sắc dành cho ngôn ngữ và văn học Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, tôi đã giúp nhiều thế hệ học sinh yêu thích và đạt thành tích cao trong môn Văn học. Tốt nghiệp từ Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi luôn nỗ lực nâng cao trình độ giảng dạy qua các khóa đào tạo và hội thảo chuyên môn. Ngoài việc giảng dạy, tôi còn tham gia nghiên cứu, viết báo và xuất bản sách hướng dẫn học Văn. Tại trang web này, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và cảm hứng văn học đến mọi người. Hãy cùng tôi khám phá vẻ đẹp của ngôn từ qua từng bài học và tác phẩm văn học. Chúc các bạn học tập tốt và luôn giữ niềm đam mê với môn Văn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *