ĐỀ LUYỆN THI 10 NĂM HỌC 2025 – 2026

Thời gian làm bài: 120 phút (không tính thời gian phát đề)

Phần I: Đọc hiểu ( 4 điểm):  Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

Ngôi nhà của mẹ (Hữu Thỉnh)

Chiếc vé tàu cũng hồi hộp như con
Khi con về với mẹ

Con lại ngồi vào chiếc chõng tre xưa
Nơi mẹ vẫn ngồi khâu cha thường chẻ lạt

Bao xa cách lấp bằng trong chốc lá
Trăm cánh rừng về dưới giọt ranh thưa

Xin mẹ lại cho con bắt đầu đi gánh nước
Gánh bao nhiêu trong mát để dành
Xin mẹ lại cho con nấu bữa cơm mà không cần giấu khói

Để con được cảm ơn ngọn lửa nhà ta
Ngọn lửa biết thay con tìm lời an ủi mẹ

Vẫn chiếc dây phơi buộc ở đuôi kèo
Vẫn ở đó giờ cao hơn với mẹ
Con phơi áo nghe hai đầu dây kể
Thương quá những khi mưa con trai mẹ vắng nhà

Chiến tranh đi qua mẹ con mình

Hàng gạch lún giữa sân cơn mưa còn đọng nước
Hôm nay con trở về nhà
Chiếc vó nhện trên tường cũ vô cùng thân thuộc

Với một người từng chịu nỗi cách xa
Họ chỉ cần đi ngược con đường đã làm nên xa cách
Là có thể về với mẹ được ngay
Nhưng với một người lính như con
Muốn gặp mẹ phải vượt lên phía trước
Phải lách qua từng bước hiểm nghèo
Ở trên đó bất ngờ con gặp mẹ

Như con đang gặp mẹ bây giờ

Bước chân con chưa kín mảnh sân nhà
Phía biên giới lại những ngày súng nổ
Ngôi nhà mẹ là chiếc ga bé nhỏ
Chúng con đến và đi trong suốt cuộc đời mình.

                         ( https://www.thivien.net/Hữu Thỉnh/ Ngôi nhà của mẹ)

* Chú thích: Hữu Thỉnh sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942 tại Phú Vinh, Duy Phiên, Tam Đảo (Tam Dương), Vĩnh Phúc. Sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học nhưng ông đã trải qua tuổi thơ ấu không dễ dàng: ở 6 năm với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp. Hữu Thỉnh là người từng trải, viết nhiều, thường viết về con người và cuộc sống của người nông dân. Thơ ông giàu chất thơ, tuy giản dị nhưng vô cùng nhạy cảm và sâu lắng.

 

Câu 1. Văn bản được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh gần gũi, thân thuộc nơi “ngôi nhà của mẹ” mà người con đã bồi hồi bắt gặp trong những ngày trở lại.

Câu 3. Vì sao tác giả lại viết:

Nhưng với một người lính như con

Muốn gặp mẹ phải vượt lên phía trước?

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:

Chiếc vé tàu cũng hồi hộp như con
Khi con về với mẹ.

Câu 5: Thông điệp nào được gửi tới bạn đọc qua văn bản trên?

 

Phần 2: Viết ( 6 điểm)

Câu 1: ( 2 điểm): Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh: ngôi nhà của mẹ  trong bài thơ trên.

Câu 2: ( 4 điểm): Anh/ chị hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của bản thân về câu nói: “Tôi đã khóc khi không có giày để đi, cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày” –                        (Hellen Keller).

ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM

Phần Câu Nội dung Điểm
I. Đọc hiểu Câu 1 – Văn bản được viết theo thể thơ tự do 0,5
Câu 2 – Những hình ảnh gần gũi, thân thuộc nơi “ngôi nhà của mẹ” mà người con đã bồi hồi bắt gặp trong những ngày trở lại:

+ chiếc chõng tre,

+ hình ảnh mẹ ngồi khâu

+ cha ngồi chẻ lạt,

+ giọt ranh thưa,

+ làn nước trong mát,

+ khói bếp, ngọn lửa,

+ chiếc dây phơi buộc ở đuôi kèo,

+ sân gạch lún đọng nước,

+ vó nhện trên tường cũ,

+ mảnh sân nhà.

( HS chỉ được 5 hình ảnh có thể cho điểm tối đa)

0,5

 

Câu 3 – Những người lính trên chiến trường luôn phải đối diện với mưa bom bão đạn; cái chết, sự hi sinh đến với họ chỉ trong gang tấc.

– Bởi vậy nên, muốn được gặp mẹ, tức là muốn được trở về bên mẹ, bên gia đình thân yêu, họ chỉ có một cách duy nhất là vượt lên trên những gian khổ, hi sinh trong chiến đấu.

0,5

 

0,5

Câu 4 – Biện pháp: Nhân hóa: chiếc vé tàu hồi hộp

– Tác dụng:

+ Làm câu thơ hay hơn, giàu giá trị biểu cảm

+ Hình ảnh sự vật ( chiếc vé tàu) trở nên gần gũi với con người….

+ Thể hiện những lo lắng không yên, bồi hồi của người con xa cách được trở về thăm mẹ…

0,5

 

0,5

Câu 5 – Với tất cả những người con, ngôi nhà của mẹ chính là chỗ trú ẩn, là bến đỗ, là điểm dừng chân bình yên nhất.

– Hãy luôn yêu, gắn bó với ngôi nhà ấy, bởi nơi ấy luôn có mẹ chờ mong, yêu thương con.

– Luôn biết hiếu thảo với cha mẹ, nhất là khi cha mẹ còn sống

( HS có những thông điệp khác, nếu phù hợp vẫn cho điểm tối đa)

0,5

 

0,25

 

0,25

II. Viết Câu 1 A. Yêu cầu về  hình thức:

– Biết cách viết đoạn văn nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác lập luận kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.

– Biết cách sử dụng dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

– Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

0,25
B. Yêu cầu về nội dung:

 Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Học sinh có thể trình bày suy nghĩ đưa ra lí lẽ riêng nhưng phải hợp lí, có tính thuyết phục và đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:

 

1,75

Ngôi nhà của mẹ gắn liền với những hình ảnh quen thuộc gần gũi: chiếc chõng tre, giọt ranh thưa, làn nước trong mát, mảnh sân nhà, chiếc dây phơi buộc ở đuôi kèo, sân gạch lún đọng nước, vó nhện trên tường cũ, khói bếp, ngọn lửa, …đó chính là những mảng kí ức mà con mãi không quên, đó là chặng đường đời đầu tiên, là hành trang cho con vững bước về sau.

Ngôi nhà ấy có mẹ, có cha, có tình yêu thương vô điều kiện của bao người thân yêu…nơi ấy con được nuôi dưỡng, chăm sóc, được yêu thương vô điều kiện. Từ nơi ấy con lớn khôn, trưởng thành.

Ngôi nhà là bến đỗ bình yên: Hình ảnh so sánh: ngôi nhà mẹ là chiếc ga bé nhỏ, hình ảnh chiếc ga gợi bến dừng đỗ, nghỉ chân, hình ảnh ẩn dụ (chúng con đến và đi từ nhà ga ấy) đã gợi lên những cảm xúc của người con về ngôi nhà của mẹ (thực chất là về mẹ) – một bến đỗ bình yên, êm ả, chan chứa yêu thương – trên mỗi chặng đường chiến đấu của người lính.

– Ngôi nhà của mẹ chính là điểm xuất phát cũng là nơi trở về trong hành trình của những đứa con.

 

0,5

 

 

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

0,25

(Lưu ý: HS có những lí lẽ khác, hợp lí vẫn cho điểm tối đa;  nếu viết dưới cấu trúc bài văn thu gọn trừ 0,5 điểm. Nếu không có dẫn chứng trừ 0,25 điểm)  
Câu 2 A Yêu cầu về hình thức, kĩ năng:

– Đảm bảo đúng cấu trúc của một bài văn nghị luận xã hội có đủ mở bài, thân bài, kết bài.

– Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

– Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng

0,25
b. Yêu cầu về nội dung

– Xác định đúng vấn đề nghị luận

– HS có thể trình bày suy nghĩ đưa ra lí lẽ riêng nhưng phải hợp lí , có tính thuyết phục và đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:

MỞ BÀI:

– Giới thiệu vấn đề: Câu nói của nữ văn sĩ Hellen keler“Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày”.

 

 

 

 

 

0,5

THÂN BÀI:

LĐ1. Giải thích

– “Đã khóc”: Sự buồn bã, đau xót và tuyệt vọng, buông xuôi.

– “Không có giày để đi”: Hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn (về vật chất).

– “Không có chân để đi giày”: Hoàn cảnh bất hạnh, nghiệt ngã (của số phận).

– “Đã… cho đến khi”: Sự nhận thức, “ngộ” ra một vấn đề cuộc sống.

– Ý nghĩa của lời tâm sự: Sự thiếu thốn, khó khăn của riêng ta chẳng thấm gì nếu so sánh với những xót đau, bất hạnh của nhiều người khác quanh ta.

LĐ2. Chứng minh/bàn luận

– Cuộc sống của mỗi người vốn luôn có thể gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Trước những điều đó, con người – nếu thiếu bản lĩnh, nghị lực và nhận thức – dễ buồn đau, thất vọng, buông xuôi….Thực tế cho thấy chính những khó khăn đó sẽ là những trải nghiệm tuyệt vời cho bạn để vươn lên, để khẳng định chính mình, để sống một cuộc đời có ý nghĩa.

– Hơn nữa, nếu bước ra cuộc đời, hoặc nhìn lại xung quanh, ta sẽ thấy có những con người phải chịu những thiệt thòi, bất hạnh hơn ta rất nhiều….

– Nêu và phân tích một số tấm gương vượt lên số phận:

+Helen Keller là một người mù và điếc từ nhỏ do bị mắc bệnh mù loà. Tuy nhiên, bằng nghị lực và ý chí phi thường, cô đã vượt qua khó khăn và trở thành một tác giả, diễn giả và hoạt động xã hội nổi tiếng. Helen Keller là một tấm gương sáng về sự vượt lên số phận và khả năng chinh phục những thách thức đối với mọi người.

+ Sinh ra mà không có cánh tay và chân, Nick Vujicic đã đối mặt với nhiều khó khăn và sự bất công trong cuộc sống. Tuy nhiên, thay vì chìm vào sự tự ti và tuyệt vọng, Nick đã chứng minh rằng ý chí và lòng quyết tâm có thể vượt qua mọi rào cản. Anh đã trở thành một diễn giả truyền động lực và tác giả của nhiều cuốn sách thành công, truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên khắp thế giới.

+ Năm Nguyễn Công Hùng tròn 2 tuổi thì bị một căn bệnh quái ác khiến cậu trở  thành người bại liệt toàn thân. Với sự nỗ lực không ngừng, anh đã tốt nghiệp đại học và trở thành “Hiệp sĩ công nghệ thông tin”, sáng lập Trung tâm Nghị lực sống tại thủ đô Hà Nội. Hùng đã vinh dự được Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao tặng Kỷ niệm chương “15 năm – Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu”.

LĐ3. Bàn luận, mở rộng.

– Tuy nhiên thực tế vẫn còn rất nhiều người, trước những đau khổ, bất hạnh của bản thân thường buông xuôi, bỏ cuộc, để rùi đánh mất chính mình… Họ không hiểu được rằng: xung quanh còn biết bao người thiệt thòi, khổ cực hơn mình …Đó là điều đáng buồn, đáng lên án.

LĐ 4: Bài học học nhận thức và hành động.

– Nhận thức về điều đó, một mặt, ta phải tự vươn lên hoàn cảnh của chính mình – bởi thực ra, nó chưa thực sự đáng sợ như ta nghĩ; mặt khác, phải hiểu rằng: chính hoàn cảnh khó khăn ấy là sự thử thách, tôi luyện để ta ngày càng trưởng thành, hoàn thiện.

– Cuộc sống của mỗi người được quyết định bởi sự tự nhận thức, bản lĩnh và nghị lực vươn lên không ngừng, sống tích cực: biết rút ra bài học sau mỗi vấp ngã, biết dấn thân, trải nghiệm,…

+  Hơn thế nữa, ta còn phải nhìn ra cuộc đời để nhận biết, đồng cảm, chia sẻ; từ đó mà thêm động lực, thêm tin yêu để sống, làm việc và cống hiến, biết giúp đỡ mọi người: hiến máu nhân đạo, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam….

 

KẾT BÀI: – Khẳng định vấn đề/ Liên hệ bản thân:

– Câu nói của nữ nhà văn Mỹ Helen Keller đã để lại cho tất cả mọi người một bài học vô cùng quý giá. Nhờ đó, mà chúng ta mới tìm ra một chân lí cuộc sống, biết yêu quí hơn những gì mình đang có và xúc động hơn trước nhiều mảnh đời.

(Lưu ý: Phần thân đoạn học sinh có những cách diễn đạt khác song hợp lý, thuyết phục GV vẫn cho điểm tối đa).

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0, 5

 

 

 

 

 

0,25

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

0,25

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

MA TRẬN ĐỀ THI 10

 

Nội dung

 

Câu hỏi

Năng lực môn học
Năng lực đọc Năng lực viết Tỉ lệ
Cấp độ tư duy Cấp độ tư duy  
Biết Hiểu Vận dụng Biết Hiểu Vận dụng  
Đọc hiểu VB:

 

Câu 1 x           40%
Câu 2 x            
Câu 3   x          
Câu 4   x          
Câu 5     x        
Viết (NLVH) Câu 1
(Đoạn NLVH)
      x x x 20%
Viết (NLXH) Câu 2

(Bài NLXH)

      x x x 40%

 

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI THỬ 10

 

 

 

TT Chương/

Chủ đề

Nội dung/ Đơn vị kiến thức Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu

 

Vận dụng
1 Đọc hiểu Văn bản Thơ hiện đại Việt Nam, truyện hiện đại Việt Nam Nhận biết

– Xác định thể thơ của văn bản.

– Nhận biết nhân vật trữ tình trong đoạn thơ, bài thơ

– Nhận biết/liệt kê/gọi tên/trình bày/xác định các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ, bài thơ.

– Nêu nội dung của một số câu thơ.

– Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm văn học; ngôi kể, lời kể, người kể chuyện, nhận biết cốt truyện.

Thông hiểu

– Hiểu các kiến thức Tiếng Việt: kiến thức về câu (thành phần câu, các kiểu câu); tác dụng biện pháp tu từ.

– Nhận xét nội dung, chủ đề của đoạn thơ, bài thơ.

– Giải nghĩa từ ngữ trong đoạn thơ, bài thơ.

– Nêu đặc điểm của nhân vật trữ tình trong bài thơ

– Hiểu được giá trị của một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu

– Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

– Xác định, phân tích ngôi kể, người kể, các chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật …

– Tóm tắt các ý chính của một đoạn, nội dung văn bản…

Vận dụng

– So sánh nhân vật, văn bản,…

– Liên hệ văn bản với bản thân, văn bản với bối cảnh,…

– Trình bày ý kiến, quan điểm, suy nghĩ, bài học…

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

1

2 VIẾT

 

1. Viết đoạn văn NL văn học

 

 

Nhận biết

– Xác định yêu cầu về nội dung và hình thức của đoạn văn nghị luận văn học.

– Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận trong đoạn văn.

– Giới thiệu được nội dung cần bàn và mô tả được những dấu hiệu nghệ thuật trong đoạn ngữ liệu.

– Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn nghị luận văn học.

Thông hiểu:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát nội dung, cảm xúc chủ đạo của đoạn ngữ liệu.

– Phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của ngữ liệu văn học.

– Phân tích chủ đề, thông điệp, tình cảm, cảm xúc của người viết, …

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

– Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic.

– Cảm nhận, đánh giá, liên hệ từ ý nghĩa của ngữ liệu văn học.

– Trình bày ý kiến, quan điểm, suy nghĩ, bài học…

1* 1* 1*
    2. Viết một bài văn nghị luận xã hội Nhận biết:

– Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận xã hội.

– Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

– Giới thiệu được vấn đề nghị luận và mô tả được những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

– Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận xã hội.

Thông hiểu:

– Giải thích được những khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận.

– Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.

– Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

– Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

– Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

– Trình bày được các giải pháp khả thi và có sức thuyết phục.

– Phương thức biểu đạt: Nghị luận kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.

– Vận dụng các kĩ năng, thao tác lập luận một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt.

– Thể hiện sâu sắc quan điểm, cá tính trong bài viết về vấn đề xã hội.

– Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic.

1* 1* 1*
Tổng   2

2*

2

2*

1

2*

Tỉ lệ %   20% 40% 40%
Tỉ lệ chung                100%  

By Thầy đồ dạy Văn

Xin chào! Tôi là Thầy Đồ, một người dạy văn với niềm đam mê sâu sắc dành cho ngôn ngữ và văn học Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, tôi đã giúp nhiều thế hệ học sinh yêu thích và đạt thành tích cao trong môn Văn học. Tốt nghiệp từ Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi luôn nỗ lực nâng cao trình độ giảng dạy qua các khóa đào tạo và hội thảo chuyên môn. Ngoài việc giảng dạy, tôi còn tham gia nghiên cứu, viết báo và xuất bản sách hướng dẫn học Văn. Tại trang web này, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và cảm hứng văn học đến mọi người. Hãy cùng tôi khám phá vẻ đẹp của ngôn từ qua từng bài học và tác phẩm văn học. Chúc các bạn học tập tốt và luôn giữ niềm đam mê với môn Văn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *