Câu hỏi:
Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong truyện ngắn một đám cưới của Nam Cao
Trả lời:
DÀN Ý
- Mở bài
– Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và phương diện nghệ thuật mà bài viết sẽ tập trung làm rõ.
+ Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam với một phong cách tự sự độc đáo.
+ Tác phẩm “Một đám cưới” của Nam Cao, tác phẩm đã để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm. Truyện ngắn đã sử dụng nghệ thuật tự sự một cách độc đáo để tạo nên những hình ảnh sống động và sâu sắc về cuộc sống và con người.
- Thân bài – Phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tự sự trong đoạn trích:
– Câu chuyện không được thuật lại theo trình tự thời gian, có sự đan xen giữa hiện tại – quá khứ – hiện tại
+ Hiện tại: Dần thức dậy nhưng vẫn chưa tỉnh hẳn, mải mốt vơ lấy cái chổi để quét sân, quét ngõ- dù sân nhà có bẩn hay không, qua đó có thể thấy việc quét tước ấy như là một thói quen chăm chỉ mà Dần học được trong mấy năm đi ở.
+ Rồi từ đó, mạch truyện hồi cố những chi tiết trong quá khứ: Dần đi ở được hai năm phải về trông em và bố khi mẹ mất, gia đình Dần phải sống trong tình cảnh đói khát, thiếu thốn, bố Dần đã quyết định đồng ý cho con gái của mình lấy chồng.
+ Tiếp nối sự việc đó là khi đã trở về hiện thực, mẹ chồng và chồng của Dần đã đến trong buổi xế chiều.
-> Giúp các sự kiện thêm lôi cuốn, hấp dẫn đối với người đọc, làm tăng tính phức tạp cho câu chuyện, đồng thời giúp người đọc hiểu sâu hơn về hoàn cảnh của nhân vật.
– Truyện xây dựng tình huống thật éo le, ngược đời: Đám cưới chạy đói
+ Cảnh đám cưới Dần trong thật thê thảm chẳng khác nào cái đám ma, cảnh rước dâu diễn ra trong đêm tối, “vẻn vẹn có sáu người, cả nhà gái nhà trai”.
+ Cô dâu Dần cũng “không chịu mặc áo dài” mà “mặc những áo vải ngày thường nghĩa là một cái quần cồng cộc xẫng và đụp những miếng vá thật to, một cái áo cánh nâu bạc phếch và cũng vá nhiều chỗ lắm, một bên tay rách quá, đã xé cụt đến gần nách”.
-> Qua đây, Nam Cao đã bộc lộ niềm day dứt, băn khoăn về thân phận con người. Cái đói và miếng ăn đã làm xói mòn nhân cách, thui chột tình thương bên trong những con người cùng đường, tuyệt lộ.
– Người kể chuyện ở ngôi thứ 3 – người kể chuyện toàn tri
+ Người kể chuyện giấu mình đi, không trực tiếp tham gia, chứng kiến các sự việc xảy ra trong truyện nhưng là người quan sát toàn năng, biết hết mọi việc.
-> Điều này giúp gia tăng tính khách quan và đáng tin cậy của câu chuyện.
– Điểm nhìn trần thuật: Điểm nhìn bên ngoài kết hợp với điểm nhìn bên trong
+ Điểm nhìn bên ngoài: “Xế chiều hôm ấy, bà mẹ chồng và chồng Dần mới đến. Cả hai cùng mặc quần áo cánh. Bà mẹ khoác một cái áo nâu dài đã bạc ở trên vai. Chú rể xách một chẽ cau, chừng một chục quả”. Rồi “Ðến tối, đám cưới mới ra đi. Vẻn vẹn có sáu người, cả nhà gái nhà trai”…
-> Điểm nhìn trần thuật bên ngoài cho phép người đọc nhìn thấy toàn cảnh câu chuyện một cách khách quan tái hiện diễn biến, khung cảnh một đám cưới. Từ đó, tác giả làm nổi bật tình cảnh thê thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
+ Điểm nhìn bên trong: Di chuyển điểm nhìn vào nhân vật bố Dần “Bởi vì ông buồn lắm. Chỉ lát nữa là người ta rước Dần đi. Ðêm hôm nay, chỉ còn mình ông với hai đứa trẻ con. Nhà sẽ vắng ngắt vắng ngơ, chẳng khác gì ngày vợ ông mới chết đi. Rồi chỉ mươi bữa, nửa tháng là ông đã phải bỏ nốt hai đứa con trai để ngược… Chao ôi! Buồn biết mấy?…” và Dần “sụt sịt khóc” trong ngày cưới gợi cho ta thấy số phận nghèo túng, lay lắt đến xót xa của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945.
-> Điểm nhìn từ bên trong, soi chiếu rõ nội tâm nhân vật kết hợp với lối trần thuật hướng nội giúp tác giả thể hiện tốt nhất nội tâm của nhân vật Dần, gợi cho ta thấy số phận nghèo túng, lay lắt đến xót xa của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945.
– Các nhân vật được xây dựng đều có tính cách riêng biệt, sinh động, điển hình:
+ Dần là một người con hiếu thảo, thương cha. Dù biết cha bán mình để lấy tiền, nhưng vẫn cố gắng gượng cười để cha vui. Dần là biểu tượng cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội cũ.
+ Bố Dần là một người rất yêu thương con cái của mình “giá Dần không phải về nhà người ta, thì có lẽ chẳng đời nào ông phải lên rừng; ông cứ ở nhà với ba con, bố con đùm bọc lấy nhau”. Ông bị xã hội đẩy đến bước đường cùng, buộc phải bán con gái để lấy tiền sinh nhai. Bố Dần là biểu tượng cho sự bất lực của người nông dân trước ách áp bức bóc lột.
-> Tạo nên sự hấp dẫn và gợi cảm xúc cho người đọc.
– Lời trần thuật nửa trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc diễn tả những suy nghĩ, tâm trạng của các nhân vật.
+ Chẳng hạn, đoạn “Rồi chỉ mươi bữa, nửa tháng là ông đã phải bỏ nốt hai đứa con trai để ngược… Chao ôi! Buồn biết mấy?… Ông đờ đẫn cả người. Ông nghĩ bụng rằng: giá Dần không phải về nhà người ta, thì có lẽ chẳng đời nào ông phải lên rừng; ông cứ ở nhà với ba con, bố con đùm bọc lấy nhau, bây giờ bỏ lại hai đứa bé mà đi, ông thương chúng nó quá…” đã diễn tả tâm trạng buồn, đau của bố Dần khi phải gả đi đứa con mà mình rất thương yêu chỉ vì hoàn cảnh bắt buộc.
…
à Với cách kể chuyện linh hoạt, lời kể chặt chẽ, tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, giọng điệu buồn thương, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế Nam Cao đã phản ánh chân thực cuộc đời, số phận tăm tối, tủi nhục và vẻ đẹp nhân cách của những người dân nghèo Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám mang đến cho tác phẩm giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
- Kết bài:
– Khái quát lại vấn đề nghị luận; khẳng định giá trị của tác phẩm; tài năng của tác giả.