CHUYÊN ĐỀ 5. TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
“Nhà giáo nhân dân – Anh hùng Lao động Nguyễn Đức Thìn (sinh năm 1940, ở Từ Sơn, Bắc Ninh) – tác giả của phong trào “Nghìn việc tốt” luôn tâm niệm: “Làm nghìn việc tốt, cùng trừ việc xấu, cộng nhân thương, chia niềm thông cảm” để những điều tốt đẹp mãi vang xa”. Năm nay dù đã 79 tuổi, là người khuyết tật, từng bị căn bệnh phong quái ác đầy đọa, nhưng Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Thìn vẫn say mê với “nghìn việc tốt”, học và làm theo Bác từ những điều nhỏ nhất […]
Từ khi về hưu, phát huy những năm tháng say mê sáng kiến, sáng tạo, phát huy tinh thần nhiệt huyết khi còn là đoàn viên công đoàn và là ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn ở tỉnh, ở huyện, ông không cho mình được phép ngừng nghỉ, ông đã viết và in được 3.000 trang sách, hàng trăm bài báo.”
(Thầy giáo làng vẫn say mê với “nghìn việc tốt”, Vương Trần, báo Lao động, ngày 23/08/2019)
a. Đoạn trích viết về nhân vật nào, nhân vật ấy được miêu tả như thế nào?
b. Thông tin về nhân vật được đưa ra cụ thể như thế nào? Việc đưa cụ thể thông tin như vậy có ý nghĩa như thế nào đối với người đọc?
Bài làm:
a. Đoạn trích viết về thầy giáo Nguyễn Đức Thìn, ở Bắc Ninh. Đó là người thầy đã cao tuổi, là người khuyết tật, từng mắc bệnh phong nhưng luôn cố gắng, nỗ lực làm tròn trách nhiệm của một người thầy.
b. Các thông tin của nhân vật được đưa ra cụ thể từ tên, năm sinh, quê quán, những việc mà nhân vật đã làm, những ảnh hưởng của nhân vật đối với mọi người.