Cảm nhận về vẻ đẹp của cuộc sống sinh hoạt thời kháng chiến trong đoạn thơ: Ta đi ta nhớ những ngày… Chày đêm nện cối đều đều suối xa
Đề bài: Cảm nhận về vẻ đẹp của cuộc sống sinh hoạt thời kháng chiến trong đoạn thơ sau:
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan.
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12, tập một, NXB GD 2008, trang 110-111)
Bài làm
1. Mở bài
– Giới thiệu tác phẩm: Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu là bản tình ca kết tinh đậm đà ý nghĩa truyền thống ân nghĩa, đạo lý thuỷ chung dân tộc
– Giới thiệu đoạn thơ: Thể hiện sự thương nhớ của cán bộ cách mạng về cuộc sống sinh hoạt gắn bó với Việt Bắc trong những năm tháng kháng chiến
2. Thân bài
a) Vẻ đẹp của cuộc sống sinh hoạt thời chiến
– Phân tích 2 câu đầu
+ Lời hồi đáp: “Ta đi ta nhớ những ngày”: Đó là nỗi nhớ về “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” với bao ân tình cao đẹp giữa cán bộ cách mạng và nhân dân Việt Bắc
+ Xưng hô “mình, ta”: Thể hiện mối quan hệ gắn bó, thân tình giữa người cán bộ cách mạng và người dân Việt Bắc.
+ Thành ngữ “đắng cay ngọt bùi”: Nhắc đến những thăng trầm vui, buồn mà “ta” và “mình” đã cùng nhau trải qua suốt 15 năm kháng chiến
=> Ý thơ thể hiện ý nghĩa sâu xa, trải qua bao gian bao ngọt bùi cay đắng, cán bộ cách mạng và nhân dân Việt Bắc trở thành tri kỷ
– Phân tích 4 câu tiếp theo
+ Động từ “chia”, “sẻ nửa”, “đắp: Thể hiện sự đồng cam cộng khổ của Việt Bắc và cách mạng.
+ Hai chữ “cháy lưng”: Nỗi vất vả, nhọc nhằn của những bà mẹ Việt Bắc giữa thời tiết khắc khiệt của nơi rừng núi.
+ Các động từ “địu con”, “bẻ từng”: Gợi nhắc sự cần cù lao động, chịu thương chịu khó của các bà mẹ nuôi trong kháng chiến đã cưu mang các cán bộ cách mạng.
=> Đó là những tình cảm, ân tình ấm áp, sâu nặng không thể nào quên
– Phân tích 4 câu thơ kế tiếp
+ Điệp từ “nhớ sao”: Nỗi nhớ mênh mang với các kỷ niệm: Lớp học bình dân học vụ khi cán bộ dạy chữ cho nhân dân vùng cao hay những đêm liên hoan văn nghệ giữa núi rừng
=> Cuộc sống sinh hoạt ở Việt Bắc nô nức, tưng bừng, thân tinhf
+ “Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”: Sự tương phản giữa đời sống vật chất tuy gian khổ nhưng tinh thần luôn lạc quan, yêu đời
=> Đến cả những âm thanh của đời thường cũng đi vào nỗi nhớ
– Phân tích 2 câu thơ cuối
+ “Tiếng mõ”, “chạy đêm nện cối”: Vẻ đẹp thanh bình, quen thuộc của núi rừng Việt Bắc
=> Những âm thanh ấy khiến người cán bộ kháng chiến nhớ mãi không quên khi rời xa Việt Bắc.
3. Kết bài
– Đoạn thơ là khúc ca bi tráng nhưng cũng đầy sự ấm áp, thân tình thể hiện nỗi nhớ luyến lưu, da diết của người cán bộ về xuôi trước cuộc sống, cảnh vật và con người Việt Bắc.