Khi nhắc đến nền Thơ Mới Việt Nam, bên cạnh những cái tên quen thuộc như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận,… chúng ta không thể không nhắc đến Nguyễn Bính – một con người luôn giữ mãi nét chân quê.

Dàn ý nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích hình ảnh và cấu tứ của bài thơ Chân quê

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát tác giả Nguyễn Bính

– Giới thiệu nội dung chính của tác phẩm

2. Thân bài

a. Giới thiệu phong cách sáng tác của Nguyễn Bính và hoàn cảnh sáng tác bài thơ

b. Phân tích cấu tứ và hình ảnh bài thơ Chân quê

– Cấu tứ

+ Thể thơ lục bát

+ Nhịp thơ 2/2 nhịp nhàng, dàn trải

+ Thay đổi nhịp thơ ở câu thơ “Thầy u mình với chúng mình chân quê” như một sự đảo phách.

+ Ngôi kể thứ nhất “anh” và “em”

– Hình ảnh: Đơn giản, gần gũi

+ Con đê đầu làng: biểu tượng của sự kết nối giữa anh và em

+ Hình ảnh của các cô gái thành thị  “khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng, áo cài khuy bấm”

-> Trong em đã có sự thay đổi

+ Hình ảnh các trang phục truyền thống

-> Bức tranh về văn hóa và lối sống nông thôn

+ “Hoa chanh nở giữa vườn chanh”

-> Hoa đẹp nhất khi đặt đúng chỗ

– Nội dung:

+ Nỗi lo âu của nhà thơ về sự thay đổi nhanh chóng của “em”

+ Thông điệp ý nghĩa: Hãy luôn gìn giữ, trân trọng, bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống dân tộc.

3. Kết bài

– Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

– Nêu cảm nghĩ của bản thân.

 

Nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích hình ảnh và cấu tứ của bài thơ Chân quê – Mẫu 1

Nguyễn Bính là nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ mới gây ấn tượng với độc giả bằng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị cùng cái hồn thơ lãng mạn đi vào lòng người. Thơ của Nguyễn Bính hội tụ tất cả những tinh hoa của “chân quê”, của “hương đồng gió nội”. “Chân quê” là bài thơ tiêu biểu cho cái hồn quê của ông, qua đó cũng là nỗi niềm băn khoăn của Nguyễn Bính trước những sự thay đổi đáng sợ của những thứ vốn mang đậm bản sắc quê hương.

Thơ của Nguyễn Bính đã từng được nhận định rằng: “Thơ Nguyễn Bính còn sống mãi, làm việc mãi cho tương lai, người Việt Nam còn yêu thơ Nguyễn Bính mãi, càng văn minh, hiện đại lại càng trân trọng”. Thật vậy, thơ của ông như một cô gái quê kín đáo, giản dị mà duyên dáng, mang đậm chất và đậm hồn dân tộc, ẩn sâu ấy là cái tình, cái lãng mạn thiết tha.

Bài thơ được diễn tả bằng hai từ “Chân quê” nhưng lại mang trong mình một ý nghĩa vô cùng sâu sắc, gợi lên bao cảnh vật, tình nghĩa, cái giản dị, thanh tao, chân chất mang đậm hồn Việt Nam. Chân quê là câu chuyện tình yêu giữa chàng trai và cô gái thôn quê. Bài thơ là sự níu giữ và tiếc nuối của chàng trai khi cô gái dần đánh mất đi cái hồn quê của mình sau khi đi tỉnh về. Bài thơ như là một hành trình ông trung thành với với lời tuyên ngôn của mình, chống lại xu hướng thơ bảo thủ hay chạy theo lối mới lòe loẹt.

Về hình ảnh, nhà thơ sử dụng các hình ảnh rất đơn giản, gần gũi. Như hình ảnh con đê đầu làng là biểu tượng của sự kết nối giữa anh ở quê mong đợi em đi tỉnh về. Khi anh thấy em trong bộ trang phục “khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng, áo cài khuy bấm” của các cô gái thành thị, đã khiến “tôi” càng thêm sầu. Em đã không còn là một cô gái giản dị, chân chất của ngày trước, lối sống xa hoa, đàn đúm đã vận vào người em. Hình ảnh cô gái xưa với cái yếm lụa sồi, dây lưng đũi, cái áo tứ thân, cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen, đã dần thay đổi. Các hình ảnh ấy không chỉ nói về trang phục truyền thống, bức tranh về văn hóa và lối sống nông thôn, khi được kết hợp cùng câu thơ “em làm khổ tôi” đã thể hiện sự lo ngại, e sợ của tác giả trước sự đổi thay nhanh chóng. Những nét đẹp truyền thống đã dần mất đi. Hình ảnh “hoa chanh nở giữa vườn chanh” ngụ ý anh muốn nói với em rằng bó hoa đẹp nhất khi đặt đúng chỗ. Chàng trai khẳng định lối sống, phong cách ở thành thị không hề phù hợp với cô gái bình dị, trong sáng, chân chất.

Câu thơ “nói ra sợ mất lòng em” thể hiện sự lo ngại và tình cảm sâu sắc của nhà thơ về sự thay đổi nhanh chóng trong cuộc sống. “Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa” là một lời van xin, khẩn cầu, lời khuyên em hãy giữ lại sự giản dị của mình. Nét đẹp đoan trang, kín đáo như hôm em đi lễ chùa cũng đủ làm anh lay động, si mê, xin em hãy giữ lại những thứ “chân quê” vốn thuộc về mình. Những dù em có trở về “chân quê” đi nữa thì “hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”. Có lẽ, em đã phần nào tiếp nhận những hoa lệ ở nơi thành thị phồn hoa, trong tâm trí em, nét thanh khiết, trong sáng đã vơi đi ít nhiều.

Về cấu tứ, câu thơ sử dụng thể thơ lục bát, nhịp thơ 2/2 nhịp nhàng, dàn trải, tạo nên sự hài hòa và nhất quán, chặt chẽ trong cấu trúc. Đặc biệt ở câu thơ “Thầy u mình với chúng mình chân quê”, đã thay đổi nhịp thành 3/2/2 như một sự đảo phách, khẳng định truyền tốt đẹp của dân quê. Nét chân quê ấy không chỉ riêng cho anh, cho em mà còn cho cả một thế hệ, một đất nước, một dân tộc. Ngôi kể thứ nhất “anh” và “em” càng làm cho câu chuyện trở nên chân thật hơn. Qua bài thơ, ta có thể thấy nỗi lo âu của nhà thơ về sự thay đổi nhanh chóng của “em” hay cả mọi người. Nhà thơ muốn gửi gắm thông điệp rằng chúng ta hãy luôn gìn giữ, trân trọng, bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống dân tộc. Trong thời đại đất nước đang hiện đại hóa, bản sắc dân tộc tạo nên một cốt cách tinh hoa, giúp chúng ta “hòa nhập nhưng không hòa tan”, giữ vững một tâm hồn trong sáng, tinh tế.

“Chân quê” là một bài thơ hay và mang nhiều thông điệp ý nghĩa. Qua đó, ta có thể cảm nhận sự tài năng, khéo léo của Nguyễn Bính qua việc vận dụng thể thơ lục bát truyền thống cùng với những hình ảnh duyên dáng, gần gũi, đã tạo nên một bức tranh làng quê Bắc Bộ bình yên, thân thuộc.

 

Nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích hình ảnh và cấu tứ của bài thơ Chân quê – Mẫu 2

Nhắc đến nhà thơ Nguyễn Bính chúng ta biết rằng ông nhà thơ tiêu biểu cho thơ hiện đại. Ông được mệnh danh là “nhà thơ của tình quê” với giọng điệu thơ rất riêng, mang sắc thái quê mùa, dân dã khó trộn lẫn. Lời thơ của ông luôn luôn bình dị nhưng đầy chan chứa tình cảm. Trong đó nổi bật từ cấu tứ và hình ảnh trong thơ Nguyễn Bính thì nổi bật là bài thơ ” Chân quê”.

Chân quê là một bài thơ nói về tình yêu của một đôi nam nữ thật trong sáng nơi thôn quê và câu chuyện thay đổi của đôi nam nữ này. Tại sao tác giả lại dùng từ ” chân quê” chúng ta có thể hiểu đó là quê hương, nơi gốc gác của mỗi người. Nó chính cội nguồn, gốc rễ của mỗi chúng ta.

Nếu nói về đặc sắc thì chúng ta sẽ thấy tác giả sử dụng các hình ảnh trong bài thơ rất đơn giản, gần gũi mà lại đem đến cho ta nhiều cảm xúc. Chẳng hạn, những trang phục như khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuу bấm là những trang phục của người thành thị, với lối ѕống хa hoa đua đòi. Nó dành cho các cô gái lẳng lơ, ѕuốt ngàу rong chơi đàn đúm. Ấу thế mà giờ, nó lại vận vào người em. Sự thay đổi của người ” em”  không còn áo уếm lụa ѕồi, chẳng còn cái dâу lưng đũi mà hai người mới nhuộm hồi ѕang хuân. Cả cái khăn mỏ quả, cả cái quần nái đen… Tất cả những trang phục truуền thống, những vẻ đẹp tiêu biểu của thôn quê đã biến đi đâu mất.

Hay đó là hình ảnh ” hoa chanh nở giữa vừa chanh” đó là cách mà chàng trai muốn nhắc đến cô gái rằng hoa chanh sẽ chỉ đẹp khi nó được nở trong vườn chanh. Hương thơm, vẻ đẹp của nó sẽ được tôn lên khi ở đúng vị trí mà theo lẽ thường nó nên ở. Không thể đặt hoa chanh ở vườn hoa hồng hay loài hoa khác vì điều đó sẽ chỉ khiến bông hoa chanh đơn giản, dân dã kia bị nhấn chìm mà thôi. Không chỉ vậy, gốc gác của mình đó là cha mẹ, là tổ tiên vẫn sống với nhau bằng những cái “chân quê” như vậy từ xưa tới nay.

Cấu tứ trong bài thơ tác giả sử dụng thơ lục bát, cấu tạo theo nhịp đi 2/2 đều đều, nhịp nhàng, dàn trải thể hiện các cung bậc tình cảm khác nhau mà thuỷ chung. Nhưng cũng có sự thay đổi khi muốn khẳng định sức nặng của những giá trị truyền thống tốt đẹp.

Bài thơ ” Chân quê” sẽ mãi là một bài thơ nổi bật và yêu thích. Nó sẽ luôn nhắc nhở chúng ta rằng phải luôn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp. Và thêm yêu những tâm hồn Việt.

By ngocnhu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *