Phân tích truyện Sao sáng lấp lánh của Nguyễn Thị Ấm

Phân tích truyện Sao sáng lấp lánh của Nguyễn Thị Ấm để thấy được câu chuyện tình lãng mạn của người lính trẻ tên Minh và tâm hồn người lính trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Tìm hiểu tác giả Nguyễn Thị Ấm và truyện ngắn Sao sáng lấp lánh

Tác giả Nguyễn Thị Ấm

– Nguyễn Thị Ấm quê ở Long An, hiện sống ở Hà Nội.

– Nghề nghiệp:

+ Ban ngày: Làm việc tại Viện Khoa học

+ Ban đêm: Bán xôi ở ngõ Cấm Chỉ, gần Cửa Nam

+ Khi rảnh: Viết văn

– Cuộc đời:

+ Nguyễn Thị Ấm học tập tại Liên Xô, sau khi tốt nghiệp, trở về Việt Nam

+ Do sự cố máy bay, chị hạ cánh xuống Nội Bài thay vì một địa điểm khác

+ Tạm trú tại nhà một người bạn học ở Hà Nội và gặp em trai của bạn

+ Kết hôn với em trai của người bạn, từ đó định cư ở Hà Nội

– Sự nghiệp:

+ Bắt đầu viết văn khi có thời gian rảnh rỗi và cảm hứng

+ Những tác phẩm đầu tay của chị đã góp phần khẳng định sự chuyển mình của văn học Việt Nam trong những năm gần đây.

Truyện ngắn Sao sáng lấp lánh

Nội dung: Sao sáng lấp lánh gắn liền với sự kiện người lính trẻ tên Minh, trước khi hi sinh vì bom đạn địch trong một đêm đi trinh sát tại cảng Cửa Việt (Quảng Trị) vào những ngày nóng bỏng của cuộc chiến đấu (1972) đã trăng trối lại rằng câu chuyện tình yêu lãng mạn với Hạnh mà anh kể cho đồng đội nghe chỉ là tưởng tượng. Anh chưa được một cô gái nào yêu cả. Minh gửi lại bức thư vẻn vẹn chỉ có sáu chữ mà anh đã viết sẵn, để trong túi áo ngực, nhờ đồng đội của mình hãy bỏ vào thùng thư khi đất nước hoà bình. Tình huống này tạo ra sự bất ngờ với người tiểu đội trưởng, đồng đội của anh và người đọc, hé mở những chiều sâu khác của thế giới tâm hồn người lính trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, gợi sự xúc động sâu sắc.

Phân tích truyện Sao sáng lấp lánh của Nguyễn Thị Ấm

hà văn Nguyễn Thị Ấm, quê ở Long An, sinh sống, làm việc và viết văn tại Hà Nội. Đây là một trong những cây bút nữ tiêu biểu xuất hiện trong giai đoạn đổi mới của nền văn học Việt Nam (1986). Một trong số những truyện ngắn nổi bật nhất của Nguyễn Thị Ấm là Sao sáng lấp lánh.

Sao sáng lấp lánh gắn liền với sự kiện người lính trẻ tên Minh, trước khi hi sinh vì bom đạn địch trong một đêm đi trinh sát tại cảng Cửa Việt (Quảng Trị) vào những ngày nóng bỏng của cuộc chiến đấu (1972) đã trăng trối lại rằng câu chuyện tình yêu lãng mạn với Hạnh mà anh kể cho đồng đội nghe chỉ là tưởng tượng. Anh chưa được một cô gái nào yêu cả. Minh gửi lại bức thư vẻn vẹn chỉ có sáu chữ mà anh đã viết sẵn, để trong túi áo ngực, nhờ đồng đội của mình hãy bỏ vào thùng thư khi đất nước hoà bình. Tình huống này tạo ra sự bất ngờ với người tiểu đội trưởng, đồng đội của anh và người đọc, hé mở những chiều sâu khác của thế giới tâm hồn người lính trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, gợi sự xúc động sâu sắc.

Truyện sử dụng ngôi kể thứ nhất, có hai người kể chuyện. Người kể chuyện xưng “tôi là tiểu đội trưởng, kể lại câu chuyện về Minh vào mấy thời điểm: khi mới nhập ngũ, khoe với mọi người về người yêu và câu chuyện tình yêu lãng mạn với Hạnh; lúc hi sinh trên đồi cát sau khi hoàn thành nhiệm vụ trinh sát, trên đường trở về căn cứ; khi ước nguyện của Minh được “tôi” hoàn thành. Người kể chuyện thứ hai là Minh, xưng “tớ” với đồng đội, kể lại chuyện tình yêu mới chớm bắt đầu của mình – một câu chuyện mà rồi đây chúng ta biết nó là do anh tưởng tượng ra mà thôi. Tác giả sử dụng điểm nhìn hạn tri, mang màu sắc cá nhân, chủ quan. Người kể chỉ kể những điều anh ta biết, anh ta cảm nhận, không biết hết về đối tượng, vì vậy mà tạo ra sự bất ngờ cho câu chuyện. Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất cũng tạo điều kiện để tâm hồn, cảm xúc của những người lính được thể hiện chân thực, đậm màu sắc chủ quan.

 

Có ba mốc thời gian trong truyện: năm 1972; sáu tháng sau – một đêm tháng mười; và ngày 30 tháng 4 năm 1975, cụ thể hơn nữa là năm giờ chiều. Mốc năm 1972 được viết thành một đoạn văn đặc biệt – đoạn văn mở truyện. Không gian của truyện hiện lên trong lời kể của Minh về tình yêu lãng mạn của anh là Hà Nội; không gian thực tại là vùng đất Quảng Trị, cụ thể khu vực cảng Cửa Việt, những vùng đồi cát trắng mênh mông, nơi Minh đã theo gió ra đi; là Sài Gòn tràn ngập cờ hoa trong ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, khép lại cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 20 năm. Sự đối lập giữa các vùng không gian: trong tưởng tượng, hồi ức và trong hiện tại, trong chiến tranh (ở một vùng đất vô cùng đau thương, khốc liệt) và trong ngày giải phóng (ở nơi vỡ oà mọi chờ đợi, hi vọng, điểm kết thúc của chiến tranh). Sự ngắn ngủi của các mốc thời gian (chỉ sáu tháng sau, chàng tân binh đã thành liệt sĩ), sự đối lập của của các mốc thời gian – chiến tranh và hoà bình… tất cả gợi lên sự dữ dội, khốc liệt của chiến tranh, cái giá lớn lao vô cùng của chiến thắng, sự hi sinh cao cả của người lính,…

Ở thời điểm câu chuyện được kể, Minh là người duy nhất biết rằng đó chỉ là tưởng tượng. Nhưng giữa chiến trường khốc liệt, sự sống và cái chết mong mạnh, gang tấc, tình yêu tưởng tượng với cô học sinh trường múa tên Hạnh dường như không còn là tưởng tượng nữa. Hạnh đã trở thành một người yêu thực sự trong tâm tưởng để nâng đỡ, an ủi người lính. Chi tiết bức thư chỉ có sáu chữ Minh viết sẵn để trong túi áo ngực và lời dặn dò đồng đội hãy bỏ giúp vào thùng thư trong ngày giải phóng nói với chúng ta về điều ấy.

Nội dung bức thư của Minh với sáu chữ, một dấu chấm than, hai dấu chấm lửng – “Hạnh ơi!… Anh cô đơn lắm…” – để trong túi áo ngực được đồng đội lấy ra vào giây phút anh hi sinh là một khám phá khác về phương diện con người của người lính – không phải con người của quyết tâm, của ý chí, của khúc tráng ca mà là con người của nỗi cô đơn, của “nỗi buồn chiến tranh”. Khám phá này làm đầy đặn hơn hình tượng người lính, cho ta hiểu hơn những phút giây yếu đuối, những cảm xúc con người,… từ đó mà hiểu hơn sự gồng mình, vượt lên để chiến đấu, hi sinh cho Tổ quốc. Minh không có người thân, sự tưởng tượng ra câu chuyện tình yêu không chỉ là do “xui khiến” của khát vọng hạnh phúc mà còn có sự “xui khiến” của niềm ao ước thầm lặng được đồng cảm, được chia sẻ. Trong ngày hào quang chiến thắng của dân tộc, thành phố Sài Gòn tràn ngập cờ hoa, khoảng thời gian năm giờ chiều, hành động “thẫn thờ” của “tôi” là một “nốt trầm”, một “nốt lặng”, nói với chúng ta biết bao điều về sự hi sinh lớn lao của những người lính trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Có những “nốt lặng” đó, ta hiểu hơn giá trị của bản hùng ca chiến thắng.

Nhân vật “tôi” và đồng đội để đều tin rằng lá thư đã đến được tay cô gái có đôi mắt như vì sao lấp lánh không phải là đến được tay Hạnh, dù bì thư viết là gửi Hạnh (một cô gái trong tưởng tượng) – cách viết ấy làm cho ý nghĩa của câu chuyện vượt ra khỏi một chi tiết cụ thể để chạm đến niềm tin sâu xa hơn: những cảm xúc, tâm hồn của người lính đã tìm được sự đồng cảm, thấu hiểu. Bầu trời còn những vì sao sáng lấp lánh thì niềm tin ấy là bất diệt.

Qua việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, lựa chọn ngôi kể thứ nhất và điểm nhìn bên trong (hạn tri), các chi tiết về không gian, thời gian, nhân vật hàm súc, giàu ý nghĩa, câu chuyện đã gửi tới người đọc hiểu về tâm hồn của những người lính: khát vọng về tình yêu lứa đôi, về hạnh phúc; những đau thương, mất mát, hi sinh trong chiến tranh; những góc khuất, cảm xúc riêng tư, cá nhân trong tâm hồn người lính; vẻ đẹp của tình đồng đội thuỷ chung, sâu sắc. Truyện thể hiện cách khám phá về chiến tranh và người lính từ phương diện con người cá nhân nhiều hơn là con người cộng đồng; từ mất mát, hi sinh hơn là từ phương diện hào quang chiến thắng. Truyện cho người đọc hiểu về cái giá của hoà bình, nhắn nhủ về trách nhiệm của các thế hệ tiếp nối cần trân trọng, tri ân sự hi sinh của thế hệ đi trước,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *