Phân tích trùng vi thạch trận thứ nhất trong Người lái đò sông Đà
Mời các bạn tham khảo bài phân tích trùng vi thạch trận thứ nhất do Hocmai360 biên soạn để hiểu rõ hơn về phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân.
Dàn ý Phân tích trùng vi thạch trận thứ nhất
Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Nêu vấn đề cần nghị luận
Thân bài:
– Khái quát phong cách sáng tác
– Nêu hoàn cảnh ra đời tác phẩm
– Khái quát vẻ đẹp Sông Đà trong những đoạn trước đoạn cần nghị luận
– trùng vi thứ nhất gồm năm cửa trận, bốn cửa tử và một cửa sinh lập lờ ở tả ngạn.
– “Mặt hòn nào trông cũng ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”, “méo mó”.
– “đứng, nằm, ngồi tùy thích” miễn sao là hoàn thành được mục tiêu mà Sông Đà giao cho
– Chúng chia thành 3 tuyến
– “phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thành viện cho đá, những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt”
– “hai tay giữ mái chèo khỏi bị hết lên khỏi sóng trận địa
– “Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra”
– “Ông cố nén vết thương, hai chân kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bạch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm”
=> Ông đò hiện lên với vẻ đẹp tài trí, dũng cảm, không chịu khuất phục trước thiên nhiên, thiên nhiên hung bạo, bí hiểm
Nội dung, nghệ thuật:
– Sử dụng nghệ thuật miêu tả, phóng đại giàu chất tạo hình
– Mang những tính cách của con người vào miêu tả thiên nhiên, cho thấy ngòi bút tinh tế cảm nhận thiên nhiên một cách sâu sắc
– Sử dụng một loạt các động từ mạnh
Kết bài:
– Nêu giá trị đoạn trích
Phân tích trùng vi thạch trận thứ nhất
“Nếu Xuân Diệu xem tình yêu là tôn giáo, thì Nguyễn Tuân xem cái đẹp như tôn giáo của mình”- Trần Đình Xử. Hầu hết các sáng tác của Nguyễn Tuân là hành trình đi tìm cái đẹp trong thiên nhiên và con người. Tùy bút “người lái đò Sông Đà” là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân ở thể loại tùy bút, thể hiện phong cách thể hiện phong cách sáng tác độc đáo, tài hoa, uyên bác của bậc thầy ngôn từ. Hình tượng Sông Đà được Nguyễn Tuân nói đến với tất cả tình yêu quê hương, bằng cách bằng cách cảm nhận tinh tế, trùng vi thạch trận thứ nhất đã diễn tả được tính cách hung bạo, là thứ kẻ thù số một của người dân.
“Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược,…trùng vi thạch trận vòng thứ nhất”
Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có phong cách sáng tác độc đáo, tài hoa, uyên bác, là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Nguyễn Tuân luôn khám phá thế giới ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. “Người lái đò Sông Đà” nói riêng và tập tùy bút “Sông Đà” nói chung là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân thu được trong chuyến đi thực tế gian khổ đầy hào hứng tới miền Tây Bắc xa xôi của Tổ Quốc. Ông đã tìm thấy trong sương khói Tây Bắc ẩn hiện chất vàng của thiên nhiên cùng thứ vàng mười đã qua thử lửa ở tâm hồn con người lao động và cuộc đời trên miền núi sông hùng vĩ và thơ mộng ấy.
Vào những năm 1960, khi miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, mảnh đất Tây Bắc đã trở thành vùng đất hứa của biết bao thi sĩ, nhà văn, nhà thơ. Họ đến đây để tìm nguồn cảm hứng mới, đem đến sự sáng tạo cho những trang văn của mình. Và nhà văn Nguyễn Tuân cũng thế, ông đến Tây Bắc là để dành hết tâm tư của mình cảm nhận thiên nhiên và con người nơi đây. Chính vì thế, Nguyễn Tuân đã sử dụng ngồi bút độc đáo cùng vốn ngôn ngữ phong phú, hiểu biết về nhiều lĩnh vực của mình để viết lên hình tượng con Sông Đà với những vẻ đẹp độc đáo. Mở đầu tác phẩm Nguyễn Tuân đem đến cho người đọc hình ảnh con Sông Đà hung bạo ở những khối đá dựng vách thành hiểm trở, ở mặt gần Hát Lóong, ở những cái hút nước cuồn cuộn. Nổi bật hơn cả trong tác phẩm, Sông Đà hung bạo được Nguyễn Tuân cảm nhận rõ nét qua ba vòng trùng vi thạch trận, đặc biệt là ở trùng vi thứ nhất. Nếu như mở đầu tác phẩm, Nguyễn Tuân đưa đến cho người đọc những cảm nhận rất thực về dòng sông. Thì đến với trùng vi thứ nhất, sự xuất hiện của con người cùng cái hung bạo của thứ kẻ thù số một đã mới là nơi hấp dẫn nhất, lôi cuốn nhất của Sông Đà. Ở trùng vi thứ nhất đã chia thành ba tuyến, gồm năm cửa trận, bốn cửa tử và một cửa sinh lập lờ ở tả ngạn. Nơi đó, mỗi hòn đá đều được giao một nhiệm vụ riêng mai phục ở khắp mọi nơi. “Mặt hòn nào trông cũng ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”, “méo mó”. Mỗi hòn đá đều có công việc riêng của mình, chúng “đứng, nằm, ngồi tùy thích” miễn sao là hoàn thành được mục tiêu mà Sông Đà giao cho.
Ở tuyến đầu, đám đá chia làm ba hàng như đòi ăn chết con thuyền một khi thuyền đã vào thạch trận là không có đường lui. Tuyến hai có thêm hàng tiền vệ canh cửa để dụ cái thuyền vào sâu bên trong, rồi nước sóng luồng mới đánh khuýp quật vu hồi. Tuyến ba là cả một pháo đài đá với nhiệm vụ phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thủ thủy ngay ở chân tháp. Khi con thuyền lao tới, “phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thành viện cho đá, những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt”. Ông đò phải đối mặt với thiên nhiên hung dữ, nhiều nguy hiểm. Những hòn đá trông nghiêng thì y như đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Thế nhưng ông đó không một phút lao lúng “hai tay giữ mái chèo khỏi bị hết lên khỏi sóng trận địa”. Hành động đó thể hiện sự am hiểu Sông Đà, ông đã nắm chắc trong tay binh pháp, cứ thế mà phóng thẳng thuyền hiên ngang như một vị tướng phóng thẳng vào đối phương. Đây là cuộc chiến giáp lá cà giữa một vị tướng lĩnh với đám đá hỗn ngược. Mặt nước hò la quanh mình, sóng nước dữ dội, đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. “Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra”. Ông đò vẫn không một giây phút chịu khuất phục trước dòng sông. “Ông cố nén vết thương, hai chân kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bạch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm”. Ông đò hiện lên với vẻ đẹp tài trí, dũng cảm, không chịu khuất phục trước thiên nhiên. Cảnh vượt qua trùng vi thạch trận thứ nhất ca ngợi kỳ tích của ông lái đò đối với thiên nhiên. Một con người am hiểu, tài trí, mang dáng vẻ của người hùng thầm lặng trong cuộc chiến với thiên nhiên dữ dội. Nguyễn Tuân đã đưa hình ảnh ông lái đò làm nổi bật lên cả trang văn, thể hiện lối viết tài hoa uyên bác của bậc thầy ngôn từ. Qua trùng vi thạch trận thứ nhất, tác giả đã sử dụng nghệ thuật miêu tả, phóng đại giàu chất tạo hình. Mang những tính cách của con người vào miêu tả thiên nhiên, cho thấy ngòi bút tinh tế cảm nhận thiên nhiên một cách sâu sắc. Cùng việc sử dụng một loạt các động từ mạnh qua đó khẳng định vẻ đẹp ông lái đò trước trận chiến đầy nguy hiểm.
“Người lái đò Sông Đà” nói chung và cảnh vượt thác qua trùng vi thứ nhất Nguyễn Tuân đã khẳng định được thứ vàng mười đã qua thử lửa của con người Tây Bắc. Sông Đà hiện lên với vẻ đẹp hung bạo dữ dội, một nét đẹp riêng biệt của núi rừng Tây Bắc. Dòng sông ấy đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận để nhà văn bộc lộ phong cách sáng tác của mình.