Phân tích nhân vật người Vợ nhặt trong đoạn trích: “Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà… Chẳng chuyện trò gì”

Đề bài: Phân tích nhân vật người Vợ nhặt trong đoạn trích sau:

“Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà… Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”. Từ đó nhận xét về giá trị hiện thực của đoạn trích.

Bài làm: 

Nhân vật người vợ nhặt đã góp phần hoàn chỉnh để tái hiện bức tranh về số phận và phẩm chất của người nông dân Việt Nam trong nạn đói. Cùng theo dõi bài phân tích nhân vật người vợ nhặt của Hocmai360 qua đoạn trích dưới đây để có thêm nhiều kiến thức hay khi làm bài nhé.

Dàn ý Phân tích nhân vật người Vợ nhặt trong đoạn trích: “Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà… Chẳng chuyện trò gì”

Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và đoạn trích

Thân bài

1. Khái quát hoàn cảnh tác phẩm ra đời

2. Đánh giá nhan đề và hoàn cảnh xuất thân người vợ nhặt

3. Phân tích nhân vật vợ nhặt qua đoạn trích

* Lần thứ nhất thị gặp Tràng: Là lúc ngồi bên vệ cánh cửa nhà kho thì Tràng đẩy xe đến

– Thị cong cớn: “Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?”

– Bạo dạn hơn “thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng”, “liếc mắt cười tít” với Tràng khiến cho Tràng vô cùng thích thú.

=> Phải chăng cái đói đã làm cho người đàn bà quên mất cả sự ý tứ cần có của một người phụ nữ

* Lần thứ hai gặp Tràng:

– Thị là người chủ động chạy đến tìm Tràng

– Cái thái độ chua ngoa, đanh đá của thị hiện qua hành động “sầm sập chạy đến”, “Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói: Điêu! Người thế mà điêu!”.

– “hôm nay thị rách quá, quần áo tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên gương mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”

– “Thị cắm cúi ăn một chập bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”

=> Cái đói khiến cho người ta mất hết nhân hình, sự tự trong và ý tứ của người phụ nữ

 

4. Giá tri hiện thực

– Xót xa trước tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khi để có được miếng ăn người ta phải gạt bỏ cái lòng tự trọng của mình.

– Lên án thực dân Pháp và phát xít Nhật.

– Mối quan hệ giữa miếng ăn với nhân cách con người trở nên đối lập.

– Để có được miếng ăn cho khỏi chết đói người đàn bà đã bất chấp cả lòng tự trọng.

5. Nghệ thuật

– Đặt nhân vật trong tình huống bất ngờ éo le

– Miêu tả sự thay đổi trong tính cách và tâm lý của người vợ nhặt một cách hợp lý và có chiều sâu

Kết bài

– Khái quát giá trị tác phẩm

Phân tích nhân vật người Vợ nhặt trong đoạn trích: “Thị lặng lặng theo hắn vào trong nhà… Chẳng chuyện trò gì”

Kim Lân là cây bút truyện ngắn xuất sắc trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ông được mệnh danh là “con đẻ của đồng ruộng” là “người một đời đi về với đất với người với cái thuần hậu nguyên thủy của chốn thôn quê”. Tác phẩm “vợ nhặt” in trong tập con chó xấu xí (1962), là truyện ngắn tiêu biểu viết về hình tượng người vợ nhặt. Số phận bi thảm về vẻ tâm hồn của người nông dân trong nạn đói qua đoạn trích: “Thị lặng lặng theo hắn vào trong nhà… Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”. Qua nhân vật người vợ nhặt người đọc sẽ thấy rõ hơn về giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm.

Truyện ngắn “vợ nhặt” có tiền thân là tiểu thuyết “xóm ngụ cư” được viết ngay sau cách mạng tháng T8 nhưng bị thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại 1954, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết nên truyện ngắn này. “Vợ nhặt” lấy bối cảnh là nạn đói khủng khiếp năm 1945, một nạn đói đã cướp đi sinh mạng của hơn hai triệu người dân Việt Nam. Nhan đề “vợ nhặt” đã gây nên sự mới lạ, tò mò bởi lẽ vợ là người có vị trí vô cùng quan trọng trong gia đình. Lấy vợ là việc vô cùng trọng đại của một người đàn ông. Qua đó thấy được thân phận rẻ rúng của con người trong nạn đói khi bị đẩy vào tình cảnh khốn cùng thì giá trị của họ càng trở nên rẻ rúng.

Trong tác phẩm người vợ nhặt không hề có một cái tên. Kim Lân chỉ gọi bằng những từ ngữ chỉ chung cho người phụ nữ như: người đàn bà, thị, cô ả,…Ngay cả khi trở thành vợ của Tràng thì người vợ nhặt vẫn được gọi với cái tên là nàng dâu mới. Khi bước chân về nhà chồng hoàn cảnh thật đáng thương tội nghiệp có cả nỗi tủi hổ của kiếp vợ nhặt. Về đến cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại.. Trước gia cảnh nghèo khổ của Tràng người đàn bà không thể không thất vọng và hụt hẫng. “Thị đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép nhô hẳn lên, nén một tiếng thở dài”. Thị nhận ra rằng người đàn ông lúc nãy vừa tự hào vỗ vào túi mà nói “rích bố cu” lại nghèo đến mức như thế này. Thế nhưng thị vẫn không một lời chê bai hay chạy trốn, thị cố nén một tiếng thở dài cố nén niềm thất vọng. Đó là một sự kìm lòng đáng quý đáng trân trọng thể hiện cách ứng xử đầy tình nghĩa.

Việc thành vợ thành chồng của Tràng và thị diễn ra thật không ngờ, chỉ qua vài câu tầm phào mà hai người ấy đã quyết định ở với nhau. Lần thứ nhất thị gặp Tràng là lúc ngồi bên vệ cánh cửa nhà kho thì Tràng đẩy xe đến. Sau câu hò chơi cho đỡ nhọc của Tràng thì thị và cái đẩy vai của đám đàn bà con gái đi cùng thị cong cớn: “Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?”. Bạo dạn hơn “thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng”, “liếc mắt cười tít” với Tràng khiến cho Tràng vô cùng thích thú. Phải chăng cái đói đã làm cho người đàn bà ấy tới mức chỉ nghe một câu hò nói về miếng ăn mà đã bám Tràng quên mất cả sự ý tứ cần có của một người phụ nữ.

Lần thứ hai gặp Tràng, lần này chính thị là người chủ động chạy đến tìm Tràng. Cái thái độ chua ngoa, đanh đá của thị hiện qua hành động “sầm sập chạy đến”, “Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói: Điêu! Người thế mà điêu!”. Chính cái nạn đói ấy đã khiến cho người đàn bà tới mức mất cả nhân hình “hôm nay thị rách quá, quần áo tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên gương mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Cái đói khủng khiếp khiến con người ta mất hết sự tự trọng. Khi thấy Tràng tự hào vỗ vào túi “muốn ăn gì thì ăn”, người đàn bà lập tức thay đổi nét mặt “hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên”, lập tức xà xuống ăn thật. “Thị cắm cúi ăn một chập bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”.

 

Đặt trong hoàn cảnh của thị thì ta sẽ hiểu được hoàn cảnh, số phận của con người trong thời kỳ đó. Nhà văn Kim Lân đã thể hiện nỗi xót xa trước tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khi để có được miếng ăn người ta phải gạt bỏ cái lòng tự trọng của mình. Qua hành động miêu tả chi tiết của người vợ nhặt nhà văn muốn lên án thực dân Pháp và phát xít Nhật hai kẻ thù đã gây ra nạn đói khủng khiếp 1945. Trong hoàn cảnh khốn cùng ấy mối quan hệ giữa miếng ăn với nhân cách con người trở nên đối lập. Để có được miếng ăn cho khỏi chết đói người đàn bà đã bất chấp cả lòng tự trọng. Bởi thế thị không chỉ ngồi anh ăn một cách vồ vập giữa chợ mà còn chấp nhận theo Tràng chỉ sau một câu nói nửa đùa nửa thật. Tác phẩm giống như một thước phim màu sống động về nạn đói trong đó từ thời gian, không gian cho đến con người đều rất cụ thể và rõ nét. Người vợ nhặt được miêu tả một cách chân thực trước tình cảnh thê thảm của người nông dân Việt Nam trong nạn đói.
Qua đoạn trích trên nhà văn Kim Lân đặt nhân vật trong tình huống bất ngờ éo le mà vô cùng cảm động. Miêu tả sự thay đổi trong tính cách và tâm lý của người vợ nhặt một cách hợp lý và có chiều sâu. Nhân vật người vợ nhặt đã góp phần hoàn chỉnh để tái hiện bức tranh về số phận và phẩm chất của người nông dân Việt Nam trong nạn đói.

Qua nhân vật người vợ nhặt nhà văn không chỉ cho thấy được số phận bi thảm của người nông dân mà còn cảm nhận một cách rõ nét vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn của họ. Bên cạnh đó nhà văn còn gián tiếp lên án tố cáo một cách gay gắt bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật. Tác phẩm đã thực sự chạm đến tim người đọc với những giá trị hết sức sâu sắc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *