Bài thơ “Thời xanh nắng” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Trương Nam Hương, người xứ Nghệ sinh năm 1952. Hãy cùng Hocmai360 Cảm nhận về đoạn thơ: “Bóng bà đổ xuống đất đai…Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình.” nhé!

Dàn ý Cảm nhận về đoạn thơ: “Bóng bà đổ xuống đất đai…Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình”

Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Khái quát vấn đề

Thân bài 

– Hình ảnh người bà một lần nữa xuất hiện cùng hình ảnh “nắng” trong những luống khoai liếp vách không cài

– Người phụ nữ đáng kính, cần cù chăm chỉ làm việc dưới trời hè nắng nóng qua hình ảnh “Bóng bà đổ xuống đất đai”.

– Tác giả sử dụng biện pháp tu từ liệt kê những sự vật quen thuộc để cho độc giả thấy gần gũi, thân thuộc, tăng tính nhạc âm hưởng cho đoạn thơ.

– Tác giả sử dụng hai con vật thân thuộc với làng quê nhưng cái tên của nó lại là từ láy “châu chấu, cào cào” làm ta thấy ấn tượng hơn, đọc bắt tai hơn.

– Nghệ thuật so sánh kết hợp với những hình ảnh của cuộc sống quen thuộc  “cào cào”, “châu chấu” , “bát canh” tạo dựng hình ảnh lên cuộc sống chân quê thanh bình, yên ả nhưng thật gần gũi thân thương trong ký ức.

Kết bài 

– Tổng kết nội dung và nghệ thuật

– Khái quát lại vấn đề. Liên hệ bản thân.

Bài văn Cảm nhận về đoạn thơ: “Bóng bà đổ xuống đất đai…Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình”

Nhà thơ Trương Nam Hương sinh ngày 23-10-1963 tại Huế, lớn lên ở Hà Nội và vào TP Hồ Chí Minh từ năm 12 tuổi. Thơ Trương Nam Hương đa tầng, đa âm, đa sắc. Mẹ mất sớm. Mười hai tuổi, Trương Nam Hương theo gia đình vào Sài Gòn. Ám ảnh mồ côi, ám ảnh tha hương cứ đi suốt theo ông, đặc biệt mạnh mẽ và da diết trong những năm tháng tuổi đôi mươi. Chẳng phải tự nhiên, trong thơ ông có một “tôn giáo mẹ” trong tâm hồn nhà thơ Trương Nam Hương. Bài thơ “Thời xanh nắng” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Trương Nam Hương, người xứ Nghệ sinh năm 1952. Bài thơ được đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội số 9 năm 1984 và sau đó được đưa vào tuyển tập “Thời xanh nắng” xuất bản năm 1987.

Bài thơ được triển khai theo kết cấu đan xen một câu tả hình ảnh “nắng” thiên nhiên và sau đó là những câu thơ xuất hiện hình ảnh người bà của nhân vật trữ tình. Người bà một lần nữa xuất hiện cùng hình ảnh “nắng” trong những luống khoai liếp vách không cài. Nắng hồn nhiên như trẻ con nhảy từ luống khoai nọ đến luống khoai kia. Cả khu vườn rắc đầy bụi vàng của nắng. Hình ảnh thôn quê thanh bình, yên ả hiện lên sống động trước mắt những người thưởng thức. Có lẽ đó là cái nắng nóng gay gắt của những ngày hạ chí nhưng người bà vẫn tiếp tục công việc cày xới :

“Bóng bà đổ xuống đất đai

Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt

Rủ rau má, rau sam

Vào bát canh ngọt mát

Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình. ” 

Bà – người phụ nữ đáng kính, cần cù chăm chỉ làm việc dưới trời hè nắng nóng qua hình ảnh “Bóng bà đổ xuống đất đai”.  Hình ảnh thơ khơi nguồn liên tưởng về những người nông dân chân lấm tay bùn “bán lưng cho đất bán mặt cho trời” để làm nên những hạt lúa mang nặng tinh hoa đất trời, hạt cơm ta có trong mỗi bữa ăn. Người bà của nhà thơ mang dáng dấp của những người nông dân lao động cần cù, vất vả. Nhưng tất cả những gian truân ấy để đổi lấy niềm vui cho đứa cháu thơ “rủ châu chấu cào cào” và cả luống rau ăn ngày còn thiếu thốn đủ điều. Hạnh phúc ấy kết vào bát canh yêu thương ngọt mát. Một thời thơ ấu bình yên bên người bà, dù còn nhiều khó khăn nhưng cháu vẫn có được tuổi thơ trọn vẹn nhất. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ liệt kê những sự vật quen thuộc để cho độc giả thấy gần gũi, thân thuộc, tăng tính nhạc âm hưởng cho đoạn thơ. Đặc biệt hơn, tác giả sử dụng hai con vật thân thuộc với làng quê nhưng cái tên của nó lại là từ láy “châu chấu, cào cào” làm ta thấy ấn tượng hơn, đọc bắt tai hơn. Những sự liên tưởng đó tựa như một bát canh ngọt mát có thể làm dịu cơn đói của người lâu ngày chưa ăn thì những kí ức đấy làm bóng mát cho tâm hồn nhân vật trữ tình để khi nhớ lại bật thành thơ dồn nén cảm xúc:

“Vào bát canh ngọt mát

Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình.”

Vài câu thơ nhẹ nhàng nhưng đầy chan chứa tình yêu của bà dành cho cháu và cháu dành cho bà. Thi sĩ đã phục dựng hình ảnh người bà mang nét đẹp của người phụ nữ truyền thống, chăm chỉ cần cù, chịu thương chịu khó. Dù hoàn cảnh còn thiếu thốn nhưng người bà ấy vẫn yêu thương và mang đến cho đứa cháu những điều tốt đẹp nhất. Tuổi thơ của cháu có “châu chấu, cào cào”, có niềm vui từ bát canh ngọt mát và cả bóng hình của bà luôn chở che cho những người cháu của mình. “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy” (Tố Hữu) có lẽ tình yêu của người cháu dành cho người bà suốt bao năm không thể kìm nén mà chảy tràn trên ngòi bút thành thơ. Đó là tình cảm chân thành, kính trọng, nhớ thương da diết, giàu tình yêu thương đối với người bà tần tảo của mình. Lời thơ giản dị, nhẹ nhàng mà dồn nén tất cả cảm xúc chan chứa từ bên trong. Nghệ thuật so sánh kết hợp với những hình ảnh của cuộc sống quen thuộc  “cào cào”, “châu chấu” , “bát canh” tạo dựng hình ảnh lên cuộc sống chân quê thanh bình, yên ả nhưng thật gần gũi thân thương trong ký ức. Chắp vá kí ức bạc màu thành thước phim quay chậm sống dậy hồi ức ngọt ngào, hạnh phúc một thời không thể quên. Tất cả những kỉ niệm hồi cháu sống với bà đã hoá thân vào hình ảnh “bát canh” ngọt lành bà cho. Bát canh đầy ấm áp những hạnh phúc giản dị bình yên ấy chan lên “thời nắng xanh” của mình trở thành tuổi thơ không bao giờ quên. Chỉ với một câu thơ mà bao nhiêu phù sa tình cảm lắng đọng xuống đáy sâu trong lòng người đọc về tình cảm của người cháu. Dù trong bài thơ không có một chữ “yêu” nhưng cứ đọc câu thơ hiện lên như cả một bầu trời thương nhớ đến người bà của nhà thơ. Chính tuổi thơ ngọt ngào bên người bà đã nâng đỡ thi sĩ bước trên ngả đường của giấc mơ và khát vọng.

Hình ảnh người bà trong thi ca là nguồn thi liệu khơi gợi cảm xúc của người nghệ sĩ như “Bếp lửa” của Bằng Việt hay “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, “Thời nắng xanh của Trương Hương Dương cũng đóng góp một nhìn mới vào dòng chảy của văn chương nghệ thuật. Hình ảnh người bà truyền thống, giàu tình yêu thương, tần tảo, chăm chỉ cần cù sẽ mãi khắc ghi trong lòng người đọc. Tình cảm trân trọng, kính yêu với người bà của thi sĩ sẽ được văn chương lưu giữ vẹn nguyên vượt qua mọi sự biến thiên của lịch sử và đẻ lại trong lòng người đọc dấu lặng không thể nào quên.

By mai123

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *