Hướng dẫn “Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Sống chậm lại rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi” hay, chi tiết nhất theo các bộ đề Đọc hiểu sưu tầm từ các đề thi Ngữ Văn của các năm học gần nhất. Kèm theo đó là kiến thức mở rộng hữu ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.
Đọc hiểu Sống chậm lại rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi – Đề số 1
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Có một lần tụ tập ăn uống cùng bạn bè, cô bạn tôi chẳng may làm đổ ly nước, hốt hoảng kêu lên: “Chết rồi, làm thế nào bây giờ”, cậu bạn ngồi cạnh bật cười: “Nước đổ mất rồi, còn làm thế nào được nữa, lau đi thôi!”. Câu chuyện trên chỉ là một tình huống nhỏ, nhưng lại mang đến một triết lý ít người hiểu thấu: ly nước bị hất đổ là hiện thực, vậy hãy chấp nhận và lau sạch nó. Thế nhưng trong thực tế cuộc sống, không nhiều người có thể nắm bắt được triết lý này, khi ly nước bị đổ, nếu không tự oán trách thì họ sẽ chuyển sang tìm nguyên nhân, tự làm loạn suy nghĩ của mình, lãng phí thời gian và sức lực của bản thân, mà quên không làm một động tác đơn giản đó là lau sạch nó.
Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện trong cuộc sống. Dù bạn có thừa nhận hay không, cuộc sống vẫn biến mất không ngừng. Khi còn nhỏ, chúng ta sẽ mất đi răng sữa, lên trung học sẽ mất đi tuổi thơ, lớn thêm chút nữa thì mất đi mối tình đầu, mất đi tuổi thanh xuân, mất người thân, mất đi sức khỏe… Không mất đi thì sẽ không có tương lai. Mỗi lần đối diện với sự mất mát, nếu như chúng ta chỉ khư khư ôm lấy những ký ức từng có trong quá khứ, không muốn đối diện với thực tại, thì cuộc sống của chúng ta cũng chẳng thể tiến về phía trước, chúng ta sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều tốt đẹp hơn trong tương lai. Sự đổi thay này là một môn học bắt buộc trong quá trình trưởng thành của đời người. Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta mới có được cuộc sống mới mẻ hơn.Nếu như mãi khóc vì bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao. Nếu như bạn không thể ngừng khóc khi bỏ lỡ mặt trời, vậy xin hãy lau khô nước mắt, chờ đợi bầu trời đêm tràn ngập những ánh sao.”
(Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi, Alpha book biên soạn, NXB Lao động xã hội,2014, tr 27)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?
Câu 2. Theo tác giả, trong thực tế cuộc sống khi chẳng may làm đổ ly nước mọi người sẽ có cách ứng xử như thế nào?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ cú pháp trong câu: Nếu như mãi khóc vì bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao. Nếu như bạn không thể ngừng khóc khi bỏ lỡ mặt trời, vậy xin hãy lau khô nước mắt, chờ đợi bầu trời đêm tràn ngập những ánh sao.
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với câu nói: Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện trong cuộc sống. Nêu rõ lí do tại sao.
Câu 5. Anh/ chị hiểu như thế nào về triết lí được rút ra từ sự việc cô bạn tôi chẳng may làm đổ ly nước?
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1.
Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên: Nghị luận
Câu 2.
Theo tác giả, trong thực tế cuộc sống khi chẳng may làm đổ ly nước mọi người sẽ có cách ứng xử:
– Một số người: Chấp nhận và lau sạch nó.
– Phần đa số mọi người: Nếu không tự oán trách thì họ sẽ chuyển sang tìm nguyên nhân, tự làm loạn suy nghĩ của mình, lãng phí thời gian và sức lực của bản thân, mà quên không làm một động tác đơn giản đó là lau sạch nó.
Câu 3.
– Biện pháp tu từ cú pháp: Lặp cấu trúc : Nếu như mãi…Nếu như bạn…
– Tác dụng:
+ Cách lặp cấu trúc câu làm cho cách diễn đạt có tác dụng nhấn mạnh về một lời khuyên chân thành dành cho những người đang nuối tiếc quá khứ mà bỏ quên tương lai tươi đẹp trước mắt. Cách lặp cấu trúc câu làm cho cách diễn đạt có tác dụng nhấn mạnh về một lời khuyên chân thành dành cho những người đang nuối tiếc quá khứ mà bỏ quên tương lai tươi đẹp trước mắt.
+ Gây ấn tượng,tạo sức truyền cảm ….
Câu 4.
Có thể đồng tình/không đồng tình hoặc đồng tình một phần với câu nói: Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện trong cuộc sống. Cần có lí giải lí do hợp lí, hợp tình, hợp chuẩn mực pháp luật và đạo đức.
Câu 5.
– Triết lí đó là: ly nước bị hất đổ là hiện thực, vậy hãy chấp nhận và lau sạch nó
– Cách hiểu: con người cần chấp nhận sự thay đổi, vạn biến của cuộc đời qua từng giờ, từng ngày. Từ những biến chuyển đó mà ta tiếp tục tiến về phía trước với niềm tin và hy vọng để có cuộc sống tốt đẹp hơn
Đọc hiểu Sống chậm lại rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi – Đề số 2
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Nếu như không có cách nào để thay đổi thế giới bên ngoài, hãy thay đổi chính mình, bởi vì đó là điều có thể thay đổi được. Khi bạn tập trung sự chú ý để hoàn thiện bản thân, cuộc sống của bạn cũng sẽ trở nên tốt đẹp. Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi, thay đổi những điều bạn có thể thay đổi được, và nhìn nhận được sự khác biệt giữa hai điều này, đó là bài học mà chúng ta cần phải theo đuổi suốt cuộc đời.
Ngoài việc thay đổi hành vi của chính mình, bạn có thể thay đổi được thái độ nhìn nhận của bản thân. Khó khăn trắc trở có nhiều tới đâu cũng phải chịu thua trước thái độ và phản ứng của bạn trước chúng. Thái độ tiêu cực khi nhìn nhận một sự việc thường sẽ làm tổn thương lòng tự tin, mài mòn ý chí phấn đấu của con người. Cũng giống như khi nhìn một nửa ly nước, có người nói “chỉ còn nửa ly nước”, cũng có người nói “vẫn còn nửa ly nước”. Thái độ khác nhau sẽ tạo ra những cuộc đời khác nhau, bạn có thể thay đổi thế giới của chính mình thông qua việc thay đổi cách nhìn và thái độ của bản thân.”
(Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi, Alpha book biên soạn, NXB Lao động xã hội, 2014, tr 13)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2. Nêu hiệu quả nghệ thuật của từ “chỉ” và từ “vẫn” trong câu văn: Cũng giống như khi nhìn một nửa ly nước, có người nói “chỉ còn nửa ly nước”, cũng có người nói “vẫn còn nửa ly nước”?
Câu 3. Anh/ chị có đồng tình với câu nói: Không mất đi thì sẽ không có tương lai. Nêu rõ lí do tại sao.
Câu 4: Anh/chị hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1.
Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên: Tự sự, biểu cảm.
Câu 2.
Hiệu quả nghệ thuật của từ “chỉ” và từ “vẫn” trong câu văn là
– Làm câu văn được biểu đạt và truyền cảm, đồng thời nó còn nói đến sự đo đạc để so sánh ly nước với các thái độ
– Làm cho câu văn được truyền đạt hết ý muốn nói
– Giúp người đọc hiểu ra được sự giống nhau khi được so sánh giữa nữa ly nước với thái độ nhìn nhận
– Làm cho câu văn trở nên hay hơn, gây lôi cuốn, hấp dẫn và tăng thêm phần sinh động
Câu 3.
* Có thể đồng tình/không đồng tình hoặc đồng tình một phần với câu nói: Không mất đi thì sẽ không có tương lai.
* Cần có lí giải lí do hợp lí, hợp tình, hợp chuẩn mực pháp luật và đạo đức.
– Nếu đồng tình với câu nói: Quy luật cuộc sống là sự vận động không ngừng theo chiều hướng đi lên, tích cực. Những gì cũ kĩ, lạc hậu sẽ mất đi để thay vào đó là cái mới, cái tiến bộ…
– Nếu không đồng tình: Tuy chúng ta chấp nhận sự mất đi của sự vật, hiện tượng để hướng về tương lai nhưng thực tế cuộc sống vẫn có những điều không thể mất đi. Những giá trị tinh thần mang tính vĩnh hằng như niềm tin, đạo lí, chân lí, lòng tốt…luôn tồn tại bền vững trước thời gian nghiệt ngã.
Câu 4
Những việc tử tế trong cuộc sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng và đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội. Từ việc giúp đỡ người khác đến việc đóng góp cho cộng đồng, những hành động tử tế giúp chúng ta trở thành con người tốt hơn và mang lại hạnh phúc cho mọi người. Đầu tiên, việc tử tế giúp tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa con người. Khi ta làm điều gì đó vì người khác, ta không chỉ giúp đỡ họ giải quyết vấn đề mà còn tạo ra sự đoàn kết và tình cảm tốt đẹp. Những hành động tử tế thường gây được sự cảm kích và sự biết ơn từ người nhận, tạo ra sự gắn kết và tình thân giữa những người có liên quan. Thứ hai, những việc tử tế giúp tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn. Khi mỗi người trong cộng đồng đều chịu trách nhiệm và đóng góp cho sự phát triển của xã hội, chúng ta sẽ có một xã hội chắc chắn, hạnh phúc và phát triển bền vững hơn. Việc giúp đỡ người khác và đóng góp cho cộng đồng không chỉ giúp ta cảm thấy hạnh phúc mà còn tạo ra sự vui vẻ và hài lòng trong cuộc sống. Cuối cùng, việc làm những điều tử tế cũng giúp chúng ta trở thành con người tốt hơn. Những hành động tử tế giúp chúng ta rèn luyện tính kiên nhẫn, lòng từ bi và sự nhân ái. Chúng ta càng thực hiện những việc tử tế, chúng ta càng hiểu được giá trị của cuộc sống và ý nghĩa của tình người. Những việc tử tế trong cuộc sống có ý nghĩa to lớn, đóng góp cho sự phát triển của xã hội, tạo ra sự gắn kết và hạnh phúc cho mọi người, và giúp ta trở thành con người tốt hơn.