Phân tích bài thơ Tự hát của Xuân Quỳnh
Tự hát là một trong những tập thơ tiêu biểu của nhà thơ Xuân Quỳnh. Dưới đây là bài văn Phân tích bài thơ Tự hát của Xuân Quỳnh
Dàn ý Phân tích bài thơ Tự hát của Xuân Quỳnh
a. Mở bài:
– Khái quát về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Tự hát
b. Thân bài
* Khái quát chung về nhà thơ Xuân Quỳnh
– Tên: Xuân Quỳnh (1942-1988).
– Quê quán: Hà Tây, nay thuộc Hà Nội.
– Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Năm 2007, Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
– Tác phẩm chính: Tơ tằm – Chồi biếc (in chung), Hoa dọc chiến hào, Gió Lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất, Tự hát, Hoa cỏ may, Bầu trời trong quả trứng, truyện thơ Truyện Lưu Nguyễn.
– Phong cách nghệ thuật: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường.
* Khái quát về tác phẩm thơ Tự hát
– Tự hát” là một tập thơ tiêu biểu của nữ sĩ Xuân Quỳnh, được sáng tác sau năm 1975.
– Bài thơ được viết năm 1984, in trong tập thơ cùng tên do nhà xuất bản Tác phẩm mới ấn hành.
– Nội dung chính của bài thơ tự hát thể hiện rất rõ quan niệm về tình yêu với những trăn trở của người phụ nữ ở trên nhiều khía cạnh. Đó chính là tình yêu, là sự giãi bày để thấu tỏ lòng nhau, là khát vọng cùng nhau xây dựng 1 tổ ấm, là sự bao dung, hi sinh cho gia đình.
* Phân tích bài thơ Tự hát
– Trước hết, nữ sĩ muốn khẳng định trái tim yêu của mình không phải là “vàng” quý giá, cũng chẳng là “mặt trời” cao cả.
– Xuân Quỳnh đã suy ngẫm về trái tim bằng ý tưởng rất riêng, vừa đơn giản mà sâu sắc, vừa bất ngờ mà ý vị: Trái tim phải trở về với đúng nghĩa của nó.
– Những lo âu, khó khăn, thử thách nhân vật em phải trải qua.
– Ngay cả lúc tuyệt vọng nhất, Xuân Quỳnh vẫn giữ được trong tim mình ánh sáng của ngọn lửa tình yêu.
* Đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật
– Nghệ thuật: Bài thơ khá dài được kết cấu thành các khổ thơ, mỗi dòng thơ thường có 8 chữ và cách gieo vần có sự biến hoá linh hoạt, mang âm hưởng của thơ Đường càng làm cho cái tình, cái ý thơ thêm sâu sắc.
– Tự hát, tự mình hát lên bài ca về tình yêu, tự mình nói nên nỗi lòng mình, những phút trải lòng của một người đàn bà đã qua những thăng trầm trong hành trình kiếm tìm hạnh phúc.
c. Kết bài
Bài văn Phân tích bài thơ Tự hát của Xuân Quỳnh
K.G. Paustopski, nhà thơ Nga đã nói: “Hạnh phúc sẽ tự mất đi khi nào người ta tự thoả mãn về nó. Hạnh phúc sẽ chỉ bền vững khi người ta luôn luôn vươn tới và hoàn toàn khát vọng.” Hãy khát vọng và tìm cách đạt được bằng chính trái tim mình, đó là cách để người ta yêu. Tình yêu làm cho cuộc sống đẹp hơn và đáng sống hơn. Đến với Xuân Quỳnh, người đọc cảm nhận được trái tim mãnh liệt của người phụ nữ trong tình yêu được thể hiện qua tác phẩm thơ “Tự hát”
Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Năm 2007, Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Một số tác phẩm chính đó là: Tơ tằm – Chồi biếc (in chung), Hoa dọc chiến hào, Gió Lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất, Tự hát, Hoa cỏ may, Bầu trời trong quả trứng, truyện thơ Truyện Lưu Nguyễn. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường.
“Tự hát” là một tập thơ tiêu biểu của nữ sĩ Xuân Quỳnh, được sáng tác sau năm 1975. Bài thơ được viết năm 1984, in trong tập thơ cùng tên do nhà xuất bản Tác phẩm mới ấn hành. Nội dung chính của bài thơ tự hát thể hiện rất rõ quan niệm về tình yêu với những trăn trở của người phụ nữ ở trên nhiều khía cạnh. Đó chính là tình yêu, là sự giãi bày để thấu tỏ lòng nhau, là khát vọng cùng nhau xây dựng 1 tổ ấm, là sự bao dung, hy sinh cho gia đình.
Bài thơ được mở đầu bằng giọng điệu hết sức tự nhiên, với cách nói đơn giản như đời thường:
” Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng
Trái tim em, anh đã từng biết đấy
Anh là người coi thường của cải
Nên nếu cần anh bán nó đi ngay.”
Ở đây nhân vật trữ tình muốn tìm riêng cho mình một cách nói, cách nghĩ về trái tim. Người ta thường cho rằng, “vàng” và “mặt trời” là thứ người đời luôn ao ước, mong cầu có được. Người ta thường đem nó ra để định danh tình yêu. Tuy nhiên, nữ sĩ muốn khẳng định trái tim yêu của mình không phải là “vàng” quý giá, cũng chẳng là “mặt trời” cao cả. Từ “vàng” ở câu thơ có sự luân chuyển sáng tạo từ nét nghĩa ẩn dụ trong tục ngữ (“Một túp lều tranh hai trái tim vàng”) sang tầng nghĩa thực: sự quý giá của tấm lòng, tình cảm sang sự quý giá của bạc vàng, vật chất. Vì vậy Xuân Quỳnh đã suy ngẫm về trái tim bằng ý tưởng rất riêng, vừa đơn giản mà sâu sắc, vừa bất ngờ mà ý vị: Trái tim phải trở về với đúng nghĩa của nó.
” Em trở về với đúng nghĩa trái tim
Biết làm sống những hồng cầu đã chết
Biết lấy lại những gì đã mất
Biết rút ngắn khoảng cách của yêu tin
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu”.
Nếu như trái tim được coi là biểu trưng của tình yêu thì chức năng của nó là duy trì sự sống. Thực chất mong muốn của nhà thơ rất đơn giản, nữ sĩ chỉ mong trái tim cũng chính là trái tim. Với ý nghĩa đó chỉ mong trái tim đập đều đặn để nuôi sống cơ thể và biết rung động với tình yêu. Ở đoạn thơ này Xuân Quỳnh đã dành tới 6 lần dùng từ “biết”. Dẫu em chỉ có một trái tim nhưng em em biết làm rất nhiều điều. Đó là em biết khao khát những điều mơ ước bởi lẽ ước mơ của anh cũng chính là ước mơ của em. Đó chính là sự đồng điệu trong tâm hồn của em. Và em cũng biết xúc động, biết yêu anh và biết được anh yêu.
Nếu như ở khổ thơ trước, nhà thơ Xuân Quỳnh đề cập tới Em trở về đúng nghĩa trái tim em thì phần tiếp theo, nhà thơ đã chuyển tải một ý nghĩa rất riêng. Đó chính là cảm giác và những rào cản trong tình yêu. Trong tình yêu, luôn có những bão giông, trắc trở. Vượt qua được cơn giống tố ấy mới trở thành tình yêu đích thực. Tình yêu của em cũng vậy, cũng rất nhiều trắc trở. Đó cũng chính là những con tàu chẳng đóng cửa, hay là đồng cỏ hoang….Sự lo lắng ấy được thể hiện ở khổ tiếp. Ở đây nhà thơ thể hiện người con gái ấy lo âu chứ không lo sợ.
“Mùa thu nay sao bão mưa nhiều
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh
Em lo âu trước xa tắp đường mình
Trái tim đập những điều không thể nói
Trái tim đập cồn cào cơn đói
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn.”
Đến với anh, em phải trải qua biết bao giông tố của tình yêu. Vì vậy mà em hoang mang lo lắng khả năng và sức mạnh của mình có vượt qua được hay không. Khổ thơ này khác với hai khổ thơ đầu. Nếu như hai khổ thơ đầu là sự cân nhắc, đắn đo khi lựa chọn cách thức để đi tìm hạnh phúc thì trong khổ thơ này, những khó khăn, thử thách được đặt liên tục, hết lớp này đến lớp khác, sự khó khăn càng cao hơn, càng chồng chất lên. Đúng vậy, cuộc sống là như thế, có khi nào bình yên.
Lo lắng chứ em không lo sợ, em vẫn tìm cách vượt lên. Em không hề có ý định quay lại hay chối bỏ. Em dám đương đầu với mọi hiểm nguy. “Trái tim đập cồn cào cơn đói”. Một sự thúc giục từ bên trong để thoả mãn nhu cầu của mình. Cái đói cũng là cái thiếu, là cái mình cần. Em cần có hạnh phúc, em cần có anh. Chính vì thế, kể cả lúc tuyệt vọng nhất, Xuân Quỳnh vẫn giữ được trong tim mình ánh sáng của ngọn lửa tình yêu:
“Em trở về với đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai cũng có
Cũng ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh, cả khi chết đi rồi.”
Sự sống và cái chết là quy luật tất yếu của cuộc đời. Trái tim cũng vậy, nó cũng có quy luật của nó. Trái tim có còn- mất. Vậy Xuân Quỳnh vẫn tự tách ra, vượt lên khỏi sự mất mát . Trái tim của Xuân Quỳnh là trái tim yêu vĩnh hằng, là ngọn lửa cháy suốt những đêm dài. Biết yêu cả đến khi chết rồi, chỉ có Xuân Quỳnh mới cảm nhận được sự bất tử của trái tim đến độ như vậy.
Bài thơ khá dài được kết cấu thành các khổ thơ, mỗi dòng thơ thường có 8 chữ và cách gieo vần có sự biến hoá linh hoạt, mang âm hưởng của thơ Đường càng làm cho cái tình, cái ý thơ thêm sâu sắc. Tự hát, tự mình hát lên bài ca về tình yêu, tự mình nói nên nỗi lòng mình, những phút trải lòng của một người đàn bà đã qua những thăng trầm trong hành trình kiếm tìm hạnh phúc. Tất cả làm nên thành công của bài thơ.