Thơ ca của Lưu Quang Vũ không chỉ chứa đựng nhiều tình cảm mà còn thể hiện nét suy tư, vô cùng sâu sắc. Cùng tôi tham khảo phân tích bài thơ Phố ta của Lưu Quang Vũ hay, chọn lọc dưới đây để làm bài văn của mình tốt nhất.
Mở bài
Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch, nhà thơ, nhà văn hiện đại trong nền văn học Việt Nam. Thơ ca của ông không chỉ chứa đựng nhiều tình cảm mà còn thể hiện nét suy tư, vô cùng sâu sắc. Tác giả luôn có cái nhìn đa chiều về cuộc đời, về giá trị cuộc sống. Bài thơ “phố ta” là thi phẩm suất sắc trong sáng tác của Lưu Quang Vũ.
“Phố của ta
Những cây táo nở
…
Con chim sẻ tóc xù ơi
Bác thợ mộc nói sai rồi.”
Thân bài
*Giới thiệu khái quát hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được sáng tác lúc Lưu Quang Vũ gặp vô vàn khó khăn trong cuộc sống, ông phải chật vật với cảnh sống mưu sinh kiếm sống. Tác giả thể hiện những chiêm nghiệm thực tế về cuộc sống của con người nơi góc phố thân quen qua bài thơ “phố ta”.
Luận điểm 1 (Khổ thơ đầu) : Hình ảnh quen thuộc mùa thu nơi góc phố
Mở đầu tác phẩm bằng câu thơ “phố của ta” nơi phố quen thuộc, nơi mà tác giả được sinh ra và lớn lên, gắn bó với biết bao kỉ niệm. Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói: “Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy”Thật đúng vậy lời của Lưu Quang Vũ mang nhiều màu sắc, vô cùng mới mẻ nhưng cũng rất quen thuộc. Những cây táo đang nở hoa mang đầy màu sắc, sự tươi tắn đón chào mùa thu mới. Thế nhưng “thân cây đang tróc vỏ” sự thay đổi của thời gian, một sự thay đổi tuần hoàn. Cứ đến mùa cây táo nở hoa thân cây lại dần yếu đi. Hoa táo rất đẹp, đa màu sắc nhưng thân cây tróc vỏ dần đi, đối lập nhưng nằm trong một tổng thể để nói về quy luật của sự sống. Quy luật tất yếu của đời người, sau nhiều mùa hoa táo nở thân cây cũng dần trở nên yếu dần. Cũng giống như đời người sinh, lão, bệnh, tử là điều không gì thay đổi được.
Con đường lát đá
Nghiêng nghiêng trong sương chiều
“Con đường lát đá” con đường ấy vừa quen thuộc nhưng cũng rất đỗi xa lạ. Vẫn con đường cũ sau bao năm trở về với những thay đổi khiến tác giả nhìn “nghiêng nghiêng trong sương chiều”. Hình ảnh con đường thường gắn liền với sự ngoằn ngoèo, gập gềnh, khúc khuỷu,… Đến với thơ Lưu Quang Vũ con đường ấy “nghiêng nghiêng trong sương chiều” thật mới lạ.
Luận điểm 2: Sự xuất hiện của con người qua 3 khổ thơ tiếp
*Dự báo không lành về hạnh phúc mong manh, ngắn ngủi
Hình ảnh con người xuất hiện, càng làm rõ nét hơn những cung bậc cảm xúc khi trở về phố cũ quen thuộc qua khổ thơ thứ hai. Mùa thu vốn là khoảng thời gian đẹp nhất trong năm nhưng nó lại gợi cái buồn man mát của lòng người. “Chị thợ may” là nhân vật đầu tiên xuất hiện trong tác phẩm với niềm vui sướng hạnh phúc khi đi lấy chồng. Thế nhưng hạnh phúc chưa được bao lâu thì nay “chị thợ may góa bụa”. Niềm vui ấy thật ngắn ngủi, gợi sự u buồn. Phải chăng nhà thơ nhắc đến cà chua chín sớm để khơi mở những bi kịch trong đời của nhân vật. Cà chua chín sớm là cách nói gợi điều gì đó bất thường, hạnh phúc với người phụ nữ ấy thật mong manh nhanh chóng, phút chốc. “Năm nay thôi mặc đồ đen” –“cà chua chín” là hai sắc thái đối lập. Màu đen và màu hồng là sự thể hiện cho hạnh phúc và nỗi buồn trong cuộc sống. Lưu Quang Vũ đã sử dụng đối lập giữa màu sắc của ở hai sự vật báo hiệu cho một hạnh phúc dở dang, cho nỗi buồn sự luyến tiếc.
*Cuộc sống mưu sinh vất vả, buồn chán, vô vị
Bác đưa thư, có thư ai đấy?
Bác đưa thư kéo chuông
Ti-gôn hoa nhỏ
Rụng đầy trước hiên.
Thư vốn là phương tiện liên lạc, nơi mà kết nối mọi người với nhau trong xã hội xưa. Hình ảnh bác đưa thư kéo chuông cùng hoa Ti- gôn rụng xuất hiện trong cùng khổ thơ. Thư kết nối giữa con người với nhau, là phương thức liên lạc để những người ở xa có thể trò chuyện, gửi gắm đến người thân yêu của mình. Hoa Ti- gôn lại tượng trưng cho sự chia ly và tan vỡ. Hoa Ti- gôn rụng cùng với bức thư là dấu hiệu cảnh báo điều gì đó không tốt sẽ xảy ra. Hoa rụng trước tiên là biểu tượng cho sự kết thúc của một đời hoa. Đọc lời thơ khiến cho độc giả cảm giác sợ hãi vì điềm báo không lành của lá thư.
Bác thợ mộc giản dị trong trạng thái buồn bã, vô vị và nhàm chán trước cuộc sống. Từ “riêng” gợi sự cô đơn, trống trải khi phải chống trọi một mình trước âu lo mưu sinh vất vả của cuộc sống. Tương lai mờ mịt, quẩn quanh không lối thoát của nhân vật. Anh thợ điện, bác thợ mộc là những người cả đời quẩn quanh trong công việc mưu sinh của mình, vất vả nhàm chán vô vị.
Luận điểm 3: Thông điệp về sự lạc quan, vui vẻ
Cụm từ “phố của ta” được xuất hiện ở khổ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ. Phố của ta là phố nghèo, những giọt nước rơi xuống đối lập với bong bóng xà phòng bay lên. “Người bi quan luôn tìm thấy khó khăn trong mọi cơ hội. Người lạc quan luôn nhìn được cơ hội trong từng khó khăn”. Nhà thơ Lưu Quang Vũ đang dần tìm ra niềm vui, giá trị trong cuộc sống Trong cuộc sống nơi phố của ta. Sự lạc quan, yêu đời yêu cuộc sống là điều cơ bản giúp cuộc sống trở nên thú vị, vui tươi. Nhân vật “em” xuất hiện là minh chứng cho tình yêu đôi lứa đẹp đẽ. Yêu đời, yêu cuộc sống, yêu quê hương, yêu những điều bình dị. Hy vọng niềm tin vào tương lai sẽ là động lực giúp chúng ta có cuộc sống ý nghĩa tươi đẹp. Phải chăng tác giả rất tinh tế khi kết thúc tác phẩm bằng những điều vui vẻ lạc quan ấy. Các câu thơ cuối hầu như tác giả dùng thanh ngang hoặc thanh bằng với sự ngắt nhịp thơ dài ngắn khác nhau, gợi sự yên bình, trầm lắng nhưng xen lẫn cả niềm vui.
Kết bài
Bằng việc sử dụng thể thơ tự do, ngôn ngữ giản dị gần gũi với cuộc sống, các phép đối lập, điệp cấu trúc làm tăng giá trị biểu cảm, giúp người đọc hình dung rõ sự thay đổi của cuộc sống. Lưu Quang Vũ đã thành công trong việc bộc lộ cảm xúc thể hiện tình yêu quê hương, yêu những điều bình dị. Đồng thời qua đó tác giả mang đến thông điệp về tình yêu sự lạc quan vui vẻ hy vọng trong cuộc sống.