Skip to content

Phân tích bài thơ Nghe tiếng giã gạo

Post date:
Author:
Number of comments: no comments

Có lẽ mỗi chúng ta ai cũng từng nghe về Nhật kí trong tù của chủ tịch Hồ Chí Minh, một tuyệt bút của dân tộc ta. Hãy cùng phân tích Phân tích bài thơ Nghe tiếng giã gạo trong tập thơ này của Bác nhé.

Dàn ý Phân tích bài thơ Nghe tiếng giã gạo

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

2. Thân bài

– Phân tích 2 câu thơ đầu: Hiện thực.

+ Quy trình giã gạo

+ Nhân hóa

+ Gợi lên sự mài dũa thành người tốt hơn

– Phân tích 2 câu sau: Sự rèn luyện của con người

+ Ý nghĩa khái quát của 2 câu thơ trên.

+ Rèn luyện mới giúp con người thành công.

– Giá trị nội dung: Kêu gọi người dân biết kiên trì, rèn luyện bản thân qua những gì Bác đã trải qua.

– Giá trị nghệ thuật, sử dụng biện pháp ẩn dụ, nhân hóa mục đích hướng đến con người.

3. Kết bài

Ý nghĩa tác phẩm mang đến cho người đọc.

 

Bài mẫu Phân tích bài thơ Nghe tiếng giã gạo

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân ta luôn có những cái nhìn, hướng đi tiên phong cho sự phát triển đất nước. Trong chính trị hay văn chương, Bác đều giúp mọi người nhận ra những giá trị mình cần hướng đến và theo đuổi. Ngay trong tập “Nhật kí trong tù” nổi tiếng của Bác, bài thơ Nghe tiếng giã gạo đã thay lời của mình, Bác kêu gọi toàn dân ra sức rèn luyện để thay đổi, hoàn thiện bản thân.
Mở đầu bằng hai câu thơ, một hiện tượng mà ai cũng có thể chứng kiến trong cuộc sống:

“Mễ bi thung thì, hẩn thống khổ,

Ký thung chi hậu, bạch như miên;”

Dịch:

“Gạo đem vào giã bao đau đớn,

Gạo giã xong rồi trắng tựa bông;”

Hoạt động giã gạo dễ nhìn, dễ quan sát đã được Bác đưa vào bài thơ hết sức tinh tế. Những hạt gạo muốn được trở nên tinh khiết đều phải trải qua quá trình giã để lột bỏ lớp vỏ ngoài. Hoạt động ấy khiến hạt gạo “đau đớn”, sự nếm trải ấy được bác nhân hóa lên như cảm xúc của con người. Phải chăng qua quá trình ấy Bác muốn nhắn nhủ điều gì đến chúng ta? Sau khi giã xong, gạo lại trắng tựa bông, màu trắng tinh khiết mà đẹp đẽ biết bao. Và hai câu trên tuy nói về hoạt động giã gạo, nhưng Bác lại đúc kết ra bài học đáng nhớ cho mỗi người đọc:

“Nhân sinh tại thế dã giá dạng,

Khốn nạn thị nhĩ ngọc thành thiên.”

Dịch:

“Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công”

Tính triết lý đã được Bác nhắn gửi trong hai câu thơ này. Ở đời, chúng ta cũng như những hạt gạo kia vậy, ai cũng phải trải qua những đau khổ mới có thể thoát khỏi vỏ bọc, trở nên hoàn thiện và tốt đẹp hơn. Ai cũng phải trải qua những gian nan, những vấp ngã, những khổ đau mà cuộc sống bày ra trước mắt. Buộc mọi người không ngừng rèn luyện, tu dưỡng bản thân để trở nên tốt hơn. Quá trình rèn luyện ấy giúp con người hoàn thiện ý trí, thể chất, con người. Chỉ khi chuẩn bị đầy đủ cả tinh thần và thể chất, con người mới có thể chạm đến được tới thành công.

Không ai có được thành công quá dễ dàng. Ai cũng phải trải qua “gian khổ” mới có thể “thành công”. Bác cũng vậy, cũng phải trải qua biết bao quá trình, đau khổ có, trải nghiệm có, học của nhiều nơi, làm nhiều nghề.. mới có thể tìm được con đường cứu nước, cứu dân. Cũng từ chính những trải nghiệm của mình mà bác muốn khuyên người dân ta phải ra sức rèn luyện. Rèn luyện mới có được thành công lâu bền. Rèn luyện lâu dài mới có được chỗ đứng. Phải có một kiến thức sâu rộng, trình độ tốt mới làm chủ được bản thân và cuộc sống. Không ai dễ dàng tìm được đường đến thành công mà không phải trải qua gian khổ. Cái gì dễ đến cũng sẽ rất dễ đi. Chỉ có bản thân ta không ngừng cố gắng mới có thể tìm đến được những giá trị cao cả và đích thực mà cuộc sống ban tặng đến cho mỗi chúng ta.

Bác đã sử dụng biện pháp ẩn dụ và nhân hóa rất tài tình để truyền đạt tư tưởng cả bài thơ. Mỗi khi con người khó khăn, hãy nghĩ mình như những hạt gạo kia, phải trải qua quá trình giã đầy đau đớn mới có được màu trắng tựa bông. Hạt gạo như con người, giã gạo là thử thách và trổ bông là đích đến của sự thành công. Và để tạo ra một con người thành công thì không thể thiếu sự rèn luyện đầy gian khổ. Và đây cũng là một bài học đắt giá cho mỗi người.

Thơ bác luôn mang những triết lý và lối đi đúng đắn cho con người. Bởi vậy mà khi đọc Nghe tiếng giã gạo, tôi lại cảm thấy bản thân mình cần phải rèn luyện nhiều hơn nữa, trau dồi nhiều hơn và cố gắng không ngừng mới có thể tìm được đích đến của sự thành công đích thực.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *