Phân tích bài thơ ba cái lăng nhăng ngắn gọn
Bài thơ “Ba cái lăng nhăng” là một tác phẩm hay của Trần Tế Xương. Hãy cùng tôi tham khảo bài viết để cảm nhận những nét đọc đáo trong phong cách sáng tác thơ của Tế Xương.
Dàn ý Phân tích bài thơ ba cái lăng nhăng ngắn gọn
Mở bài:
– Giới thiệu tác giả: tên tuổi, vị trí văn học,…
– Giới thiệu tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, nội dung chính,…
– Nêu vấn đề cần nghị luận (phân tích bài thơ ba cái lăng nhăng)
Thân bài:
– Nhan đề đặc biệt
– “Một trà, một rượu, một đàn bà” diễn tả những thói hư tật xấu của đàn ông: “nghiện rượu, nghiện trà, ham của lạ” => phản ánh hiện thực xã hội thực dân phong kiến lúc bấy giờ
– “lăng nhăng”, là những điều chẳng có giá trị gì, đó chỉ là những thứ tầm thường, không đúng đắn gì, ảnh hưởng đến cuộc sống.
– “Chừa được cái gì hay cái nấy” lời nói hài hước, không chắc chắn hay hứa hẹn điều gì, nói để trêu vợ mình
– “chừa rượu với chừa trà” hài hước, hóm hỉnh.
– Liên hệ cách viết, cách cảm nhận với các nhà văn cùng thời
Nghệ thuât:
– hình ảnh vô cùng gần gũi, quen thuộc với mọi người
– ngôn ngữ giản dị gợi hình và có tính chất dân gian
– thể hiện sự duyên dáng, hóm hỉnh, thể hiện nét độc đáo trong phong cách sáng tác thơ của Tế Xương
Kết bài:
Khái quát nội dung, thực trạng xã hội
– Tác phẩm cũng là tiếng nói phê phán, châm biếm một cách hài hước thực trạng xã hội phong kiến thời kỳ đó. Sống trong xã hội không có một chút công bằng, những lời nói của phụ nữ không có một chút giá trị gì, họ phải sống cuộc sống khổ cực, chịu bao nhiêu là oan ức, bất hạnh
Phân tích bài thơ ba cái lăng nhăng ngắn gọn
“Ba cái lăng nhăng” là một tác phẩm hay của nhà thơ Trần Tế Xương. Ông là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam với những tác phẩm có nội dung sâu sắc cùng với lối viết độc đáo. Bài thơ được viết vào thời điểm vợ chồng ông Tú đang gặp nhiều khó khăn, túng bấn trong cuộc sống:
“Một trà, một rượu, một đàn bà,
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta.
Chừa được cái gì hay cái nấy,
Có chăng chừa rượu với chừa trà!”
Trần Tế Xương đã đặt nhan đề “ba cái lăng nhăng” thật hài hước, độc đáo. Khiến người đọc có cảm giác tò mò, thú vị ngay từ khi đọc bài thơ. “Một trà, một rượu, một đàn bà” diễn tả những thói hư tật xấu của đàn ông: “nghiện rượu, nghiện trà, ham của lạ”. Dòng thơ trên phản ánh hiện thực xã hội thực dân phong kiến lúc bấy giờ. Đó là một phần tâm hồn của người đàn ông trong xã hội, một xã hội “nam quyền”. Vì thế phụ nữ chỉ được coi là thứ hàng hóa rẻ rúng, có thể tùy ý mua vui. Nhưng đối với Tế Xương, ông gọi đó là những trò “lăng nhăng”, là những điều chẳng có giá trị gì, đó chỉ là những thứ tầm thường, không đúng đắn gì, ảnh hưởng đến cuộc sống của ông. Với phụ nữ Tú Xương cũng khiến họ có thể dâng hiến cả đời cho nhà thơ bởi những dòng thơ nịnh vợ. Đó là tất cả tâm tư, tình cảm mà ông muốn gửi đến người phụ nữ của đời mình. Trái ngược lại với xã hội, Tú Xương là người yêu thương trân trọng vợ, với đàn ông thì Tú xương là tấm gương cao cả.
“Chừa được cái gì hay cái nấy,
Có chăng chừa rượu với chừa trà!”
“Chừa được cái gì hay cái nấy” là cách nói hài hước của Nguyễn Khuyến khi nói với vợ. Đó chỉ là lời nói hài hước, không chắc chắn hay hứa hẹn điều gì, nói để trêu vợ mình. Với ông “chút rượu với thơ suông cũng nhạt phèo”. Khi có rượu cũng góp phần làm tạo cảm hứng sáng tác cho nhà thơ. Câu thơ tạo nên sự hài hước, hóm hỉnh đúng như lời của bà Tú “Chừa, chừa! Ông có mà chừa cái chết tiệt. Cái gì cũng thích cái gì cũng ham, bảo chừa rượu sao con vòi hỏi”. Cuộc trò chuyện giữa hai vợ chồng ông Tú thật hài hước, hóm hỉnh, là những lời mắng nhẹ nhàng.
“Có chăng chừa rượu với chừa trà”
Trần Tế Xương đã lý giải lý do “chừa rượu với chừa trà” của mình với vợ hết sức hài hước, hóm hỉnh. “Vì không thể chừa bà được lên cứ phải uống, tửu sắc tương liên mà lỵ,bà” . Hay “bán dạ tam bôi tửu, bình minh nhất trản trà, mỗi nhật y như thử, lương y bất đáo gia”. Trong nền thơ ca trung đại xưa, trà với rượu được các nhà thơ đưa vào trong thơ thể hiện thú vui tao nhã. Ngày xưa, ông cha ta chủ yếu uống rượu và trà, đây là hai thứ vui được dẫn lên thành những nét văn hóa đặc biệt trong ẩm thực gắn liền với đời sống và tâm linh của người Việt . Qua đây giúp ta hiểu ra được những giá trị của những thú vui ấy nếu hiểu, trân trọng và sự dụng một cách hợp lí. Từ đó, tạo nên nét đẹp của con người Việt Nam. Tế Xương đã đưa vào trong câu thơ những hình ảnh vô cùng gần gũi, quen thuộc với mọi người. Cùng với ngôn ngữ giản dị gợi hình và có tính chất dân gian bài thơ đã thể hiện sự duyên dáng, hóm hỉnh, thể hiện nét độc đáo trong phong cách sáng tác thơ của Tế Xương.
Qua tác phẩm, Trần Tế Xương đã lên tiếng phê phán, châm biếm một cách hài hước thực trạng xã hội phong kiến thời kỳ đó. Sống trong xã hội không có một chút công bằng, những lời nói của phụ nữ không có một chút giá trị gì, họ phải sống cuộc sống khổ cực, chịu bao nhiêu là oan ức, bất hạnh.Tú Xương đã đưa vào tác phẩm những lời thơ rất thực, thể hiện nét độc đáo trong phong cách sáng tác của ông.