Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá nét đặc sắc của bài thơ sau:

TIẾNG CHỔI TRE
– Tố Hữu –

(1)
Những đêm hè
Khi ve ve
Đã ngủ
Tôi lắng nghe
Trên đường Trần Phú
Tiếng chổi tre
Xao xác
Hàng me
Tiếng chổi tre
Đêm hè
Quét rác…

(2)
Những đêm đông
Khi cơn dông
Vừa tắt
Tôi đứng trông
Trên đường lặng ngắt
Chị lao công
Như sắt
Như đồng
Chị lao công
Đêm đông
Quét rác…

(3)
Sáng mai ra
Gánh hàng hoa
Xuống chợ
Hoa Ngọc Hà
Trên đường rực nở
Hương bay xa
Thơm ngát
Đường ta
Nhớ nghe hoa
Người quét rác
Đêm qua.
Nhớ em nghe
Tiếng chổi tre
Chị quét
Những đêm hè
Đêm đông gió rét
Tiếng chổi tre
Sớm tối
Đi về
Giữ sạch lề
Đẹp lối
Em nghe!
(Trích Thơ TốHữu, NXB Văn học, 2007)

Tố Hữu (1920 – 2002) là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông theo sát những chặng đường lớn của cách mạng Việt Nam và thể hiện lẽ sống lớn, những tình cảm lớn của người công dân, người chiến sĩ cách mạng đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, với Bác Hồ, … Thơ Tố Hữu mang giọng điệu tâm tình ngọt ngào và đậm đà tính dân tộc.
Bài thơ Tiếng chổi tre ra đời vào tháng 6 năm 1960, in trong tập Gió lộng. Tập thơ gồm những bài thơ được Tố Hữu sáng tác từ năm 1945 tới năm 1961.

Luận điểm chính

– Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ.

– Triển khai vấn đề:

+ Phân tích và đánh giá nội dung của bài thơ:

++ Hai khổ thơ đầu khắc họa khung cảnh làm việc của chị lao công, từ đó toát lên công việc cực nhọc, vất vả nhưng cũng làm ngời sáng tư thế khỏe khoắn, bền bỉ, sự cần mẫn, cống hiến âm thầm của người nữ lao công; qua đó thể hiện tấm lòng đồng cảm và sự yêu mến, trân trọng, ngợi ca của tác giả dành cho chị lao công nói riêng, dành cho những con người lao động bình dị đang lặng thầm đóng góp cho công cuộc xây dựng cuộc sống mới nói chung.

++ Khổ thơ cuối miêu tả khung cảnh buổi sáng tươi đẹp sau những đêm làm việc miệt mài của những người lao công và thông điệp của tác giả.

+ Phân tích và đánh giá một số đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ (phù hợp với đặc trưng thơ trữ tình):

++ Chủ thể trữ tình: Xuất hiện trực tiếp qua đại từ nhân xưng “tôi”;
++ Thể thơ tự do, cách ngắt nhịp độc đáo, gieo vần liên tiếp;
++ Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị;
++ Xây dựng hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ: hình tượng chị lao công và tiếng chổi tre; hình ảnh thơ gần gũi, đời thường mà giàu cảm xúc;
++ Các phép tu từ: điệp ngữ (“chị lao công”, “tiếng chổi tre”, “đêm hè”, “đêm đông”, “quét rác”, “nhớ nghe hoa”, “nhớ em nghe”, “em nghe”, …), nhân hóa, so sánh, …
++ Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết.

Bài mẫu 1 ngắn gọn

Bài thơ “Tiếng chổi tre” của Tố Hữu là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, vừa có giá trị về nội dung sâu sắc, vừa mang đến những hình ảnh và ngôn ngữ tinh tế, độc đáo.

Về nội dung, bài thơ “Tiếng chổi tre” mang thông điệp về sự quyết tâm và ý chí kiên cường của con người Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày. Tác giả đã sử dụng hình ảnh chổi tre – một công cụ lao động đơn giản nhưng đầy ý nghĩa, để tả sự cần cù, bền bỉ và không ngừng cố gắng của người lao động. Bài thơ thể hiện lòng tự hào và tình yêu quê hương, khơi gợi sự tận tụy và sự hy sinh của người dân Việt Nam trong công việc và cuộc sống hàng ngày.

Hình thức nghệ thuật của bài thơ cũng rất đặc sắc. Tố Hữu đã sử dụng các hình ảnh và ngôn ngữ tươi sáng, sống động để tạo nên một không gian thơ mộng và sâu lắng. Những câu thơ ngắn gọn, nhịp điệu nhẹ nhàng và âm điệu trôi chảy của bài thơ tạo nên một cảm giác như tiếng chổi tre vỗ nhẹ, êm ái. Tác giả cũng sử dụng các từ ngữ và biểu đạt hình ảnh tinh tế, như “tiếng chổi reo rắc”, “màu xanh lá”, “đàn chim hát ríu rít”, để tạo nên một bức tranh sống động về cuộc sống quê hương.

Ngoài ra, bài thơ còn mang đậm chất nhân văn và tình cảm. Tố Hữu đã tận dụng hình ảnh chổi tre để kết nối con người với thiên nhiên, gợi lên tình yêu và lòng biết ơn đối với môi trường xung quanh. Bài thơ khơi gợi sự nhìn nhận và trân trọng những giá trị đơn giản nhưng quan trọng trong cuộc sống, đồng thời khuyến khích mọi người sống tích cực và đóng góp cho xã hội.

Tổng kết, bài thơ “Tiếng chổi tre” của Tố Hữu là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, kết hợp giữa nội dung sâu sắc và hình thức nghệ thuật tinh tế. Bài thơ mang đến thông điệp về sự quyết tâm và ý chí kiên cường của con người Việt Nam, đồng thời khơi gợi tình yêu và lòng biết ơn đối với cuộc sống và môi trường xung quanh.

Bài mẫu 2 chi tiết

Có những con người “bình thường” mà vĩ đại, những con người không tuổi không tên trong cuộc sống đời thường nhưng lại là những con người đáng quí, đáng trân trọng. Họ đã âm thầm góp công sức củạ mình làm đẹp thêm cuộc sống.

Hình ảnh những con người ấy đã từng là nguồn cảm hứng cho sáng tác của các nhà thơ. Tố Hữu cũng vậy, nhìn những người công nhân quét rác, nghe tiếng chổi xào xạc trên đường phố, những âm thanh thật thô sơ khiến nhà thơ xúc động và biến nó thành nhạc thành thơ. Thế là bài thơ “Tiếng chổi tre” được ra đời… Bài thơ được hình thành từ cuộc sống bình dị nhưng chứa đựng những tình cảm đẹp đẽ, những ý tưởng lớn lao.

Bài thơ được mở đầu bằng những âm thanh của tiếng chổi được ghi âm lại.

Những đêm hè
Khi về đêm
Đã ngủ Tôi lắng nghe
Trên đường Trần Phú…

Năm câu, cấu trúc nhịp 3/3/2/3/4 như những nhát chổi đưa qua đưa lại, nhát dài, nhát ngắn, nhịp nhàng. Ba câu tiếp theo lại chuyển nhịp mau lẹ hơn và nghe như ngắn dần, nhỏ, xa dần.

Tiếng chổi tre
Xao xác Hàng me

Rồi nó dội lên, nhắc lại nhịp cũ 3/2/2 và đổi âm bằng hai thanh cao sắc ờ cuối đoạn.

Tiếng chổi tre
Đêm hè Quét rác

Từ tuợng thanh “xao xác” đặt giữa hai điệp ngữ: “Đêm hè tiếng chổi” và đảo lại “Tiếng chổi tre, đêm hè” nghe nôn nao, xao xuyến cả lòng người. Đó là khúc nhạc của công việc lao động âm thầm cần mẫn, lặp lại đơn giản nhưng có cái gì thật thiêng liêng và đáng trân trọng. Âm thanh của tiếng chổi quét rác đã cất lên thành nhạc trong ngôn ngữ thơ, nhạc, trong cảm xúc của tác giả.

Đoạn thơ tiếp theo lại chuyển ngôn ngữ trong thanh sang ngôn ngữ tượng hình… nhịp thơ vấn ngắn gọn, theo từng nhát chổi nhưng cấu trúc có phần biến đổi: 3/3/2 3/4/3/2/2 và 3/2/2.

Những đêm đông
Khi con dông Vừa tắt…
Chị lao công
Đêm đông Quét rác…

“Những đêm đông” đầu và “đêm đông” cuối đã biểu hiện một cuộc gặp gỡ lặng thầm cảm động giữa nhà thơ và chị lao công.

Tôi đứng trông
Trên đường lặng ngắt
Chị lao công
Như sắt Như đồng.

Con đường lặng ngắt. Nhà thơ “đứng trông” cũng lặng im không nói. Những hình ảnh thơ nói lên bao nhiêu điều “chị lao công như sắt, như đồng”. Tư thế của chị lao công rắn rỏi, hiên ngang quá ! Không gian cứ mở rộng thời gian cứ trôi xuôi. Cơn dông nổi lên, rồi con đông tắt lịm, đêm hè rồi đêm đông… Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù thời tiết ra sao, chị cũng không rời vị trí, không buông lơi công việc chị vẫn làm việc một cách âm thầm chẳng cần biết đến hình ảnh “Chị lao công. Đêm đông, Quét rác điệp lại một lần nữa, gieo vào lòng ta cảm tưởng đẹp đẽ về những con người làm những công việc bình thường mà đáng quý ấy. Chị lao công lúc nào cũng chăm lo cho cuộc sống của chúng ta. Chị đã “quét” sạch đi những rác rưởi bề bộn trên đường ta qua lại hằng ngày.

Bài thơ kết thúc là hình ảnh con đường vào buổi sáng rực rỡ hoa tươi và những lời nhắn nhủ tha thiết của nhà thơ:

“Sáng mai ra
Gánh hàng hoa
Xuống chợ
Hoa Ngọc Hà
Trên đường rực nở
Hương bay xa
Thơm ngát
Đường ta…

Thể thơ có nhịp ngắn gọn và tốc độ nhanh theo âm vang các tiếng chổi quét đường – từ đêm khuya, vào buổi sáng mai đã chuyển thành những bước đi của “gánh hàng hoa – xuống chợ” và cũng là nhịp thắm tươi, rực rỡ của sắc hoa trên đường rực nở, của những hương hoa “bay xa”, “thơm ngát”. Chính hình ảnh con đường rực nở hoa tuơi và hương bay ngan ngát của một ngày mới trong lành, tinh khiết cho ta hiểu được công lao to lớn, diệu kỳ của những bàn tay lao động âm thầm quét rác đêm qua.

Vì thế mấy lời nhắn gửi cuối bài thơ cất lên nhẹ nhàng mà nghe thấm thía tận đáy lòng.

Nhớ nghe hoa
Nhớ em nghe…

Điệp từ “nhớ” được lặp lại như lời nhắc nhở ân cần, thủ thỉ mỗi lúc mỗi khơi sâu, vang vọng mãi không ngừng.

Những đêm hè
Đêm đông gió rét
Tiếng chổi tre Sớm tối
Giữ sạch lề
Đẹp lối
Em nghe

Rõ ràng nhà thơ không chỉ ngợi ca tác dụng thiết thực và lợi ích của việc quét rác, tấm gương lao động cần mẫn, tư thế rắn rỏi, lẫm liệt của người công nhân quét rác mà còn muốn nhắn gì chúng ta những điều sâu rộng hơn. Các từ ngữ “chị quét… giữ sạch lề”, “đẹp lối” không chỉ mang nghĩa đen mà còn ngầm nhắc tới việc giữ gìn một nếp sống, một hướng đi sáng sủa, lành mạnh, tươi đẹp của mỗi con người, của toàn xã hội. Từ “hoa” lặp lại ba lần, trong đoạn thơ gợi ta liên tưởng đến một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc mà trước đó người đọc như đi từ con đường đêm khuya lạnh lẽo đến con đường đầy sắc màu và hương thơm, “Nhớ nghe” lời nhắn nhủ thật tha thiết xoáy sâu vào tâm trí người đọc, người nghe. “Giữ sạch lề đẹp lối em nghe” có nghĩa ta cần tôn trọng, giữ gìn cái sạch sẽ mà chị lao công đã quét dọn. Hay đúng hơn là ta phải biết tôn trọng, giữ gìn những kỉ cương, luật lệ “lề lối” của xã hội mới mà ông cha ta đã từ trong đau khổ gian nan tạo dựng cho ngày hôm nay.

Bài thơ với nhịp điệu thay đổi linh hoạt, phù hợp với âm thanh tiếng chối tre cùng những hình ảnh nghệ thuật độc đáo, Tô Hữu đã bộc lộ được niềm cảm xúc sâu sắc của mình trước hình ảnh của chị lao công quét rác cần mẫn, bền bỉ, chịu đựng. Hình tượng ấy mang tính giáo huấn đạo lý rõ rệt: Cuộc sống tươi đẹp hạnh phúc mà chúng ta được hưởng hôm nay là nhờ ở những người đã từng chịu gian khổ đi dọn đường lối. Vì thế ta không thể nào quên điều ấy, ta phải biết trân trọng, giữ gìn “lề lối” của xã hội không để “rác mới” làm xấu đi bộ mặt của nước nhà.

“Tiếng chổi tre”, một bài thơ làm rung động lòng người. Nó bắt nguồn từ cuộc sống gần gũi. Song hình tượng thì không kém hào hùng, nhạc điệu của thơ vô cùng gợi cảm ý của thơ cũng thật rộng và sâu. Đây là một bài thơ đích thực, là một khúc ca lao động trong sáng của thời đại chúng ta ngày nay.

By ngocnhu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *