“Biển trong ta” là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Đoàn Thị Lam Luyến. Hãy cùng Học mãi 360 trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu Biển trong ta của Đoàn Thị Lam Luyến nhé!

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Đọc hiểu Biển trong ta của Đoàn Thị Lam Luyến

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ gi?

Câu 2. Tìm và viết lại dòng thơ có sự xuất hiện trực tiếp của chủ thể trữ tình.

Câu 3. Xác định hai biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:

Mà sung sướng mà khổ đau
Mà từng nhuộm trắng mái đầu đương xanh!
Mà lên thác mà xuống ghềnh
Mà rồi từng mành lênh đênh giữa đời….

Câu 4. Những từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình? Từ đó nêu cảm hứng chủ đạo trong bài thơ.

Câu 5. Em hiểu như thế nào về dòng thơ: Biển trong ta vẫn chưa nguôi dạt dào?

Câu 6. Theo em, cách tổ chức, sắp xếp các hình ảnh và mạch cảm xúc trong bài thơ có phù hợp với nhan đề không? Lí giải. (trả lời trong khoảng từ 5 đến 7 dòng)

Trả lời Đọc hiểu Biển trong ta của Đoàn Thị Lam Luyến

Câu 1.

– Bài thơ trên được viết theo thể thơ: Lục bát

Câu 2.

– Dòng thơ có sự xuất hiện trực tiếp của chủ thể trữ tình: “Trong ta bờ bến thế nào”

Câu 3.

– Hai biện pháp tu từ có trong khổ thơ là:

+ Điệp từ “mà”

+ Biện pháp liệt kê “sung sướng, khổ đau,…”

Câu 4.

– Những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình:

+ Con tim cứ thiết trao một người

+ Thổn thức đến muôn đời

+ Sung sướng

+ Khổ đau

– Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là những suy nghĩ, những trăn trở của nỗi lòng người phụ nữ về câu chuyện tình yêu đầy trắc trở của bản thân mình

Câu 5.

– “Biển” ở đây không phải là để chỉ về một địa điểm tự nhiên có thật mà là hình ảnh ẩn dụ cho tâm hồn của tác giả. Những băn khoăn, những suy nghĩ của tác giả về tình yêu, về sự hy sinh trong tình yêu vẫn còn đang đong đầy, chưa nguôi ngoai được phần nào. Cũng chính bởi vì sự trăn trở ấy, mà mặt biển trong tâm hồn tác giả vẫn mãi dậy sóng.

Câu 6.

– Theo em, trình tự sắp xếp những từ ngữ, những hình ảnh trong bài thơ là hoàn toàn hợp lí. Bởi vì, tác giả ngay từ đầu đã so sánh biển lòng với biển của tự nhiên. Tuy khác nhau về độ rộng, chiều sâu, chiều cao, thế nhưng sự đong đầy, chứa đựng của nó lại là giống nhau. Miêu tả như vậy cũng hoàn toàn hợp lí với trình tự suy nghĩ, cảm xúc của tác giả khi đi từ sự mơ hồ ban đầu tới những nỗi lo lắng, trăn trở về sau.

By mai123

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *