Hướng dẫn làm bài văn kể lại một chuyến đi tham quan di tích lịch sử văn hóa
Yêu cầu đối với bài kể chuyến đi tham quan
– Giới thiệu được lí do, mục đích của chuyến tham quan một di tích lịch sử, văn hoá.
– Kể được diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,…).
– Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích (phong cảnh, con người, công trình kiến trúc,…).
– Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ về chuyến đi.
– Sử dụng được yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài viết.
Các bước kể lại kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử, văn hóa
Trước khi viết cần phải
Mục đích viết
+ Chia sẻ những hiểu biết và trải nghiệm có được qua chuyến đi thu hút sự quan tâm của mọi người về di tích lịch sử, văn hóa của dân tộc
Người đọc
+ Những người quan tâm đến chuyến đi hoặc có nhu cầu hiểu biết về di tích lịch sử, văn hoá được nói đến.
Lựa chọn được chuyến tham quan di tích lịch sủ văn hóa cần trả lời các câu hỏi sau
+ Chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hoá nào? Do ai tổ chức? Mục đích của chuyến tham quan là gì?
Ví dụ:
Chủ nhật tuần này, lớp mình sẽ tham quan khu l niệm nhà thơ Nguyễn Du theo kế hoạch dã ngoại của nhà trường” – khi nghe cô giáo chủ nhiệm thông báo như vậy, cả lớp cùng ổ lên. Theo lời cô, hoạt động này giúp học sinh biết yêu mến và tự hào về một trong những địa chỉ văn hoá quan trọng – nơi gìn giữ những dấu tích và hiện vật liên quan tới một nhà thơ vĩ đại của dân tộc, một danh nhân văn hoá của thế giới. Tôi cũng như nhiều bạn không giấu nổi vẻ háo hức, vì đây là lần đầu tiên được đến thăm khu di tích của đại thi hào ở mảnh đất Tiên Điền nổi tiếng.
+ Chuyến đi diễn ra như thế nào? (trên đường đi, lúc bắt đầu đến điểm tham quan, các hoạt động chính tiếp theo,…).
Ví dụ:
Ba chiếc xe khách chở hơn 100 học sinh khối 8 xuất phát từ sân trường lúc 7 giờ sáng. Phía trước mỗi xe đều có một dải băng rôn màu trắng in dòng chữ xanh đậm “Học sinh Trường THCS Phan Huy Chú tham quan quê hương đại thi hảo Nguyễn Du”. Trên xe, cô giáo phụ trách giới thiệu những vùng đất xe qua, không khác gì một hướng dẫn viên du lịch.
+ Khung cảnh của điểm tham quan có gì nổi bật? (cảnh thiên nhiên, các công trình kiến trúc, những hiện vật được trưng bày ở khu di tích,…).
Ví dụ:
Nơi đầu tiên chúng tôi bước chân vào là căn nhà hai tầng nằm phía sau lưng tượng nhà thơ. Đó là nhà trưng bày các hiện vật gắn với cuộc đời và sự nghiệp của đại thi hào. Tất cả đều nằm yên lặng trong tủ kính, nhưng chúng như trở nên sinh động hơn qua những dòng ghi chủ cụ thể. Đây là chiếc nghiên mực gắn với việc sáng tạo văn chương của Nguyễn Du, kia là bộ khay chén uống rượu mà Cụ thường dùng khi ở Tiên Điền, kia nữa là cái giá gương….
+ Em có cảm xúc, suy nghĩ gì về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hoá đó? (Nêu ấn tượng về chuyến đi; hiểu biết mới về văn hoá, lịch sử của đất nước; tình cảm với quê hương,…)
Ví dụ:
Trên đường về, dường như ai cũng trầm lắng hơn. Có bạn cầm cuốn sách vừa mua ở nhà lưu niệm Nguyễn Du giở ra đọc. Có người mở điện thoại xem lại mấy bức ảnh đã chụp những cảnh yêu thích. Tôi cũng mua được một cuốn Truyện Kiều về tặng bà, chắc bà sẽ vui lắm. Theo lời cô giáo, về trưởng, chúng tôi sẽ viết, vẽ về những gì để lại ấn tượng sâu sắc nhất qua chuyển tham quan. Vậy thì tôi sẽ vẽ, chắc chắn thế, bởi vì những cảnh vật được ngắm nhìn hôm nay bỗng lại hiện ra rõ mồn một trong tâm trí tôi, như một cuốn phim quay chậm.
Dàn ý kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử văn hóa
– Mở bài:
+ Giới thiệu khái quát về chuyển tham quan di tích lịch sử, văn hoá.
+ Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi.
– Thân bài:
– Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,…).
+ Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hoá đó (thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc,…).
– Kết bài:
Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hoá.
Các lưu ý khi làm bài văn kể lại chuyến tham quan di tích lịch sử văn hóa
– Các ý của bài viết đảm bảo phản ánh đúng trình tự thời gian của chuyến tham quan, ứng với từng điểm không gian khu di tích.
– Nêu được những hoạt động nổi bật khiến chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hoá để lại ấn tượng, cảm xúc sâu đậm cho em.
– Ngôn ngữ bài viết cần sinh động, vừa kể chi tiết, cụ thể vừa thể hiện được cảm xúc; sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, điệp ngữ, các yếu tố miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức hấp dẫn cho bài viết.
Các đề văn thường gặp khi kể lại chuyến tham quan di tích lịch sử văn hóa
– Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa Lăng Bác
– Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa Văn Miếu Quốc Tử Giám
– Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa nhà tù Phú Quốc
– Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa Ngã ba Đồng Lộc
– Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa Quê Bác
“Đường vô sứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”
Câu thơ trên như lời mời gọi ân ái của xứ Nghệ đến du khách thập phương vậy! Làm ai nỡ lòng nào khi không đến thăm, đường xứ Nghệ như thử thách con người, nước nơi đây hiền hòa mà kì vĩ. Bởi vậy đó là lí do di tích lịch sử ở Nghệ An nói riêng, du lịch Nghệ An nói chung được coi là địa điểm hút khách du lịch nhất theo thống kê.
+ Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Thanh Hóa
+ Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Ninh Bình
Nói đến mảnh đến cố đô mà nên thơ trữ tình không thể không thể nhắc đến Ninh Bình, Ninh Bình là nơi tinh hoa hội tụ, không những thế Ninh Bình còn là vị trí chứa đựng những di tích, những văn hóa nổi tiếng đã tạo nên dấu ấn lịch sử của mảnh đất cố đô này. Vì thế chuyến trong hội thảo bàn luận về những địa điểm tham quan di tích lịch sử sắp tới, nhà trường và các bạn học sinh trong đó có em đã đề xuất và lựa chọn di tích lịch sử văn hóa Ninh Bình là điểm đến để đoàn chúng em học tập và tham quan. Cụ thể ở đây toàn đoàn sẽ tham quan đến di tích lịch sử cố đô Hoa Lư.
+ Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Hòa Bình
Nhằm hưởng ứng truyền thống lịch sử của nước nhà cũng như phổ cập thêm những kiến thức về lịch sử địa phương cho học sinh, trường phổ thông nơi em đang học đã tổ chức một chuyến tham quan đến một địa danh lịch sử của nước nhà. Sau những trao đổi từ phía nhà trường và học sinh, đoàn trường đã quyết định chọn Hòa Bình – địa danh nên thơ của vùng núi Tây Bắc là điểm đến để đoàn chúng em tham quan và trải nghiệm. Di tích lịch sử tới đây mà đoàn chúng em đến với tên gọi di tích lịch sử văn hóa nhà tù Hòa Bình và di tích lịch sử nhà máy in tiền – Đồn điền Chi Nê.